Bạn có thể đọc, nghe, viết tiếng Anh khá thoải mái nhưng khi phải mở miệng ra nói một câu tiếng Anh nào đó với người nước ngoài thì … Oops, từ vựng bay đâu hết. Không hiểu diễn đạt câu thế nào đây. Bạn cho rằng mình không có bạn nước ngoài để luyện nói tiếng Anh thì chẳng bao giờ có thể tiến bộ được. Thực ra, bạn hoàn toàn có thể tự luyện nói tiếng Anh. Hãy tham khảo 12 bí kíp học nói tiếng Anh một mình dưới đây nha.  

Tìm hiểu thêm về eJOY App. Tải Miễn Phí

Luyện phát âm tiếng Anh.

1, Luyện nói tiếng Anh bất kỳ lúc nào có thể.

Khi bạn nói rằng bạn không có ai để luyện nói cùng, mình nghĩ là bạn đang quên mất một người rất quan trọng đó. Người đó chính là YOU. Vâng là BẠN đó. Bất cứ lúc nào thoải mái, bạn đều có thể nói chuyện với chính mình mà. Có khi nào bạn tự lẩm bẩm với mình những suy nghĩ trong đầu bằng tiếng Việt chưa? Ít nhiều thì cũng vài lần đúng không? Vậy thì tại sao không lẩm bẩm bằng tiếng Anh nhỉ?

Hãy đọc to những suy nghĩ đang lướt qua trong đầu bạn bằng tiếng Anh. Sai ngữ pháp, sai từ vựng cũng được, miễn là bạn được nói to ra ngoài. Bằng việc luyện tập như vậy, bạn sẽ không còn ngại nói tiếng Anh nữa. Bạn sẽ thấy việc nói tiếng Anh cũng tự nhiên như tiếng Việt vậy.

2, Nói trôi chảy trước, rồi mới cần đến đúng ngữ pháp.

Tại sao lại tập nói trôi chảy trước mà không phải luyện ngữ pháp trước?

Bạn nghĩ những đứa trẻ người Mỹ lên 3 đã biết nói đúng ngữ pháp chưa? Vì sao người lớn vẫn hiểu chúng? Ngữ pháp không phải là điều kiện tiên quyết để có buổi hội thoại thành công. Bạn nói to, rõ ràng. Bạn dùng từ vựng đúng với ngữ cảnh. Bạn có ngôn ngữ cơ thể để miêu tả. Tất cả những yếu tố đó sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin đến người nghe. 

Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bạn không cần ngữ pháp nhé. Hãy vẫn bồi bổ thêm câu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản để bạn tự tin hơn nữa.

Khi bí từ, bí ngữ pháp, bạn có hay bị lắp, nói lí nhí hoặc ngập ngừng, à ầm không? 

Bạn nói lắp, lí nhí và hay à ầm là do bạn bí từ, không biết diễn đạt như nào. Điều đó rất bình thường mà. Hãy tìm cách diễn đạt khác. Ngôn ngữ rất phong phú, có nhiều cách để thể hiện cùng một ý tưởng của bạn. Mẹo nhỏ để người kia không biết bạn đang “bí” là hãy nói to, rõ ràng, chậm rãi và ngừng nghỉ đúng lúc. Cách làm này sẽ giúp bạn có thời gian suy nghĩ và tìm ra từ ngữ biểu đạt phù hợp. Những diễn thuyết gia nổi tiếng thế giới đôi khi còn phải dùng mẹo “chờ tôi uống ngụm nước” để suy nghĩ câu nói tiếp theo cơ mà. Vậy nên, chẳng có vấn đề gì nếu bạn ngừng nghỉ và nói chậm. Sẽ là vấn đề nếu bạn cứ à ầm, lí nhí.

Tuy nhiên, không phải cứ biết nói to, nói chậm là tốt thì lúc giao tiếp bạn sẽ điều khiển được tốc độ nói của mình đâu. Bạn cần luyện tập – luyện tập – luyện tập trước để kỹ năng đó trở thành phản xạ. Cứ mỗi khi gặp ai là bạn tự khắc nói chậm, nói to. Hãy tham khảo kinh nghiệm tiếp theo về luyện tập nói với gương nhé.

3, Luyện tập với gương.

Bất cứ lúc nào có cơ hội đứng trước gương, bạn hãy nán lại và nói chuyện với chính mình về một chủ đề thân thuộc trong vòng 2-3 phút. Ví dụ như: chia sẻ về những món ăn ngon bạn được ăn hôm nay; dự định bạn sẽ làm ngày mai; năm nay bạn sẽ đi du lịch ở đâu … Khi ấy, bạn hãy quan sát khẩu hình của mình xem đã đúng cách phát âm chưa, biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể của mình ra sao. Làm như thể bạn đang nói chuyện với một ai đó thực sự ý.

Hãy nhớ luyện thói quen nói to, chậm, rõ ràng các từ, sử dụng ngắt nghỉ đúng lúc để tư duy tiếp. Bí từ thì ta lại chuyển cách nói khác. Ví dụ khi nói về các món ăn ngon hôm nay, nếu không biết tên món thì hãy mô tả các thành phần trong đó. Sau đó, bạn luôn có thể tra lại từ điển để bổ sung vốn từ.

4, Nhấn trọng âm đúng chỗ.

Bạn có biết mỗi từ vựng tiếng Anh đều có trọng âm? Ví dụ, bạn nói từ “Hello” như thế nào? Nếu bạn nói là “HEEllo” có thể người nghe sẽ không hiểu là bạn đang chào đâu. Nhưng heLLO thì họ sẽ hiểu vì bạn nhấn trọng âm vào âm “LLO”, tức là âm này được nhấn mạnh hơn âm “he”. 

Chưa hết, cùng một từ tiếng Anh, nếu bạn nhấn sai chỗ sẽ cho ra nghĩa hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như từ “Present”. Nếu bạn nói “PREsent” thì nghĩa là “Món quà”. Nhưng nếu bạn nhấn là “preSENT” thì người Mỹ sẽ hiểu là “Thuyết trình”.  Thật khác với tiếng Việt phải không? Chính vì vậy từ điển tiếng Anh luôn có thêm phần phiên âm để bạn biết nên nhấn trọng âm vào đâu. Khi gặp từ mới cần học, hãy luôn tra từ điển để biết cách phát âm từ. Có vẻ điều này hơi mất công đúng không? Bạn có thể cài ứng dụng eJOY eXtension để tra từ và nghe đọc phát âm chỉ trong tích tắc.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các nguyên tắc nhấn trọng âm trong tiếng Anh để tự dự đoán cách phát âm của từ. Cuối cùng, đừng quên luyện nghe, luyện xem tiếng Anh mọi lúc mọi nơi để bạn nhập tâm với phong cách nói của người bản ngữ. Nghe nhiều và nhại lại nhiều sẽ hình thành phản xạ tự nhiên mà bạn không phải nỗ lực nhiều. Dưới đây mình sẽ chia sẻ cách nghe và nhại lại như thế nào.

5, Nghe và nhắc lại.

Bạn có thích xem phim hài hoặc các chương trình giải trí trên Youtube không? Nếu bạn đang xem bằng tiếng Việt thì đây là thời điểm thích hợp để khám phá các chương trình đó bằng tiếng Anh đó. Mình cam đoan rằng các nội dung tiếng Anh cũng rất hài hước, hóm hỉnh và dễ hiểu.

Hãy chọn một đoạn hội thoại ngắn mà bạn thích. Nghe đi nghe lại thật thuộc và nhại lại theo đúng âm điệu lên xuống, tốc độ nhanh chậm, những chỗ nhấn nhá và cả giọng điệu kiểu Anh-Anh hoặc Anh-Mỹ của người nói. Hiệu quả nhất là hãy thu âm câu thoại mà bạn nói, nghe lại và tìm ra chỗ sai của mình. Bạn sẽ rất ngạc nhiên đó. Vì có vẻ như giọng mà bạn nghe trực tiếp khác hẳn với giọng mà bạn nghe qua máy thu âm. Nhưng đó chính là giọng thật của bạn. Và có thể bạn đang nhấn trọng âm không đúng mà bạn không hề hay biết đó. Việc thu âm – nghe lại – sửa sẽ tăng khả năng nói của bạn lên rất nhiều lần so với chỉ nhại lại không. 

Đừng nói với mình là bạn thấy việc đó rắc rối quá. Mình lại bật mí một cách cực nhanh, tiện và chính xác. Đây chính là cách mình vẫn luyện nói chỉ 5 phút mỗi ngày mà vẫn qua đầy đủ các bước trên.

Mình xem 1 đoạn video mà mình thích trên ứng dụng eJOY English.

tự luyện nói tiếng Anh - ejoy english

Mình chơi game Shadowing và Roleplay với video đó. Và điểm tuyệt vời chính là ứng dụng giúp mình thu giọng nói, phân tích kết quả và cho mình nghe lại giọng mình nói như thế nào. Việc của mình chỉ là SPEAK.

Shadow
Shadow

 

Nếu bạn chưa biết bắt đầu với nội dung nào thì phim hài Mỹ “Friends” có thể là một gợi ý tốt cho bạn (Tin vui là eJOY đã có sẵn các TV show cho bạn thoả thích lựa chọn rồi nhé!). Hãy tham khảo một số cụm từ thường xuất hiện trong Series “Friends” để bắt đầu luyện nói.

Tìm hiểu về eJOY App. Tải Miễn Phí 

6, Tongue Twisters.

Tongue Twister là một chuỗi các từ có cách phát âm rất dễ bị lẫn với nhau, nhất là khi đọc nhanh. Kiểu như tiếng Việt mình có “buổi trưa ăn bưởi chua” ý. Để nói được tongue twister bạn phải nói chậm, rõ ràng, đúng khẩu hình. Lúc đầu, bạn sẽ thấy lưỡi và cơ miệng của mình không đủ “dẻo”. Những âm nối tiếp nhau như muốn “méo cả mồm”. Nhưng dần dần cơ miệng của bạn sẽ dẻo dai và vào đúng “form” một cách tự nhiên, không cần phải nỗ lực nhiều.

Hãy giành thời gian thử luyện tập với tongue twisters dưới đây nhé. Ngay cả người bản ngữ cũng phải “xoắn” lưỡi mới đọc được đó.

Cải thiện nội dung nói.

7, Suy nghĩ bằng tiếng Anh.

Bạn có đang nghĩ bằng tiếng Việt rồi dịch ra tiếng Anh để nói không? Và kết quả là …? Bạn có thấy mình nói tiếng Anh “kiểu” tiếng Việt không? Có ai đó nói với bạn là đừng dịch từng từ “word by word” không? Vậy thì phải làm sao?

Hãy nghĩ bằng tiếng Anh.

Có thể bạn sẽ nói “What?”. “What are you talking about?” “Are you crazy?”. 

Hô. Đó là mình đang suy nghĩ bằng tiếng Anh đó. Còn nếu suy nghĩ bằng tiếng Việt, mình sẽ nói: Hâm à? Bạn nói cái quái gì thế?

Nếu mình nghĩ bằng tiếng Việt trước rồi tìm cách dịch ra tiếng Anh, mình sẽ phải xem “hâm” nghĩa tiếng Anh là gì? “Quái” nghĩa tiếng Anh là gì? Trong khi người bản ngữ lại không nói vậy.

Hãy bắt đầu bằng cách nghĩ từng từ riêng lẻ một. Ví dụ bạn sẽ nghĩ: Tối nay mình ăn gì nhỉ? Banana, noodle, egg.

Sau đó, nếu có thời gian hãy tìm hiểu xem người bản xứ nói câu “Tối nay mình ăn gì?” như thế nào. Nguồn nội dung phong phú nhất là ở trong các phim hài bộ của Mỹ đó. Tìm được rồi bạn sẽ thấy họ nói “What to eat tonight?” hoặc “What am I gonna have for dinner?” hoặc nhiều cách khác nữa. Và thế là bạn đã có thể nghĩ bằng tiếng Anh một cách hoàn chỉnh:

 

8, Học các dạng (danh từ, động từ,…) của từ mới.

Trong tiếng Việt, với từ “học” bạn có thể dùng ở dạng động từ (Tớ học đây.) hoặc ở dạng danh từ (Việc học rất tốt. /Học là tốt). Nhưng tiếng Anh lại không đơn giản vậy. Nếu là động từ thì bạn nói “I learn”, nếu là danh từ: “Learning is good”. Nếu là động từ nhưng chỉ hành động trong quá khứ:  “I learnt”.  Thật phức tạp phải không? Nhưng đừng quá lo lắng. “Practice makes perfect” (Luyện tập nhiều sẽ thành thục).

Bằng cách biết dạng từ khác nhau bạn sẽ linh hoạt hơn khi nói. Thay vì nói “I learn English because it’s good.” Giờ bạn có thể nói “Learning English is good for me”.

Các bước bạn cần làm là:

  • Bước 1: Xác định từ loại của từ mới (part of speech). Ví dụ: danh từ, động từ, tính từ …
  • Bước 2: Tìm những hình thái khác nhau của từ và lưu lại
  • Bước 3: Đặt câu và luyện nói với những từ mà bạn tìm được. Đồng thời nhớ ghi âm và kiểm tra lại việc phát âm của bạn nhé!

Có thể bạn sẽ cần biết một chút kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Anh. Và khi học từ mới, hãy tìm hiểu cả các dạng của từ (word form) bằng cách tra từ điển nhé. Nếu ngại tra, bạn biết là có công cụ tra rất tiện lợi và đầy đủ rồi đó.

9, Học cụm từ thay vì học từng từ riêng lẻ.

Có khi nào bạn thấy mình học tiếng Anh khá tốt nhưng khi giao tiếp với người bản xứ bạn lại không bắt kịp với cách họ sử dụng ngôn từ? Bạn có bỡ ngỡ nếu họ nói “What’s up?” không? Nếu câu trả lời là có thì bạn hãy ngưng học thuộc lòng một từ mới đơn lẻ. Hãy học cả cụm từ, học từ vựng trong cả bối cảnh sử dụng từ đó.

Ví dụ, khi hỏi thăm một ai đó bạn có thể nói “how do you feel today?”. Trong trường hợp này, người bản ngữ lại thường nói “How’re you doing?” hoặc “What’s up?”

Hay như trong video dưới đây, bạn thấy Leonard trong Big Bang Theory nói với cô hàng xóm “Break a leg”. Nếu bạn chỉ học từ “break” bạn sẽ chỉ biết từ đó nghĩa là “vỡ, phá hỏng”. Nhưng nếu bạn học cả cụm từ này, bạn sẽ hiểu nó nghĩa là “biểu diễn thành công nhé” hay đơn giản là “thi tốt nhé”. Đó là cách người Mỹ gửi lời chúc cho nhau đó.

Các bước bạn cần làm là:

  • Bước 1: bắt đầu xem những nội dung thoại thực tế, những nội dung mà người bản xứ hay xem, hay đọc.
  • Bước 2: ghi chép lại những cụm từ mới cần học khi xem, nhớ học cả cách phát âm nhé.
  • Bước 3: hàng ngày mở sổ từ ra và ôn tập.

Sound boring? Có nhàm chán quá không? Vậy thì hãy thử khám phá tính năng lưu cụm từ ngay khi tra trên eJOY eXtension nhé. Hàng ngày eJOY sẽ gợi ý bạn chơi game với các từ vựng để việc học lúc nào cũng thật vui thích.

10, Học nói tiếng Anh qua bài hát.

Tiếng Anh là một ngôn ngữ có vần điệu chứ không bằng phẳng đều đều như tiếng Việt. Người bản xứ nói tiếng Anh như hát vậy. Đó là lý do vì sao mình rất thích luyện nói tiếng Anh bằng cách hát.

Bạn có để ý các âm luyến láy trong các bài hát tiếng Anh không? Ví dụ ca khúc “Hold on together” do Diana Ross trình bày. Đoạn điệp khúc có câu “If we hold on together”. Bạn đọc câu này như thế nào? Bạn sẽ đọc rõ từng từ đúng không? Nhưng Diana lại hát là “If we holdon together”. Bạn có nghe thấy âm “d” được nối vào âm “on” không? Đó là cách người bản xứ nối âm. Và khi bạn luyện nối âm vậy, bạn sẽ thấy thật “natural”, cứ như người Mỹ nói vậy. Right?

11, Chuẩn bị cho những tình huống cụ thể.

Bạn có đang ôn luyện nói tiếng Anh cho mục đích cụ thể gì không? Ví dụ như phỏng vấn xin việc, thuyết trình, đàm phán với đối tác. Hay đơn giản hơn, sắp tới bạn có cần giao tiếp tiếng Anh với ai không? Nếu có thì đã đến lúc bạn cần chuẩn bị nội dung trước cho buổi nói chuyện đó để bạn thật tự tin và thành thục.

Các bước bạn cần làm là:

  • Bước 1: tham khảo các nội dung thoại mà người bản xứ hay trao đổi với nhau. Bạn có thể xem video trên Youtube, trên eJOY Go (xem phim hài Mỹ, TV Shows).
  • Bước 2: tìm hiểu các từ vựng trong đoạn hội thoại đó bằng cách tra từ, nghe cách phát âm và lưu từ vựng để luyện tập
  • Bước 3: luyện nói thành thục các mẫu câu phổ biến trong các đoạn hội thoại đó theo các tips chia sẻ ở trên như nói trước gương, nói với chính mình, …

Dưới đây là một số tình huống cụ thể mà bạn có thể tham khảo:

Bạn có biết câu: Khi bạn không chuẩn bị, tức là bạn chuẩn bị cho thất bại, không? Hãy chuẩn bị để thành công nhé!

12, Hãy luôn thư giãn.

Trong giao tiếp, sự bình tĩnh, tự tin toát lên từ bạn còn để lại ấn tượng tốt hơn nhiều so với việc bạn phát âm chưa chuẩn hoặc sai ngữ pháp. Vì vậy, nếu có nhầm từ hay bí từ, hãy hít thở thật sâu và bắt đầu lại. Hãy nói to, rõ ràng, và chậm rãi. Biết cách ngừng nghỉ để chuẩn bị cho câu nói tiếp theo.

Hy vọng những bí kíp trên sẽ giúp bạn có phương án tự luyện nói tiếng Anh trôi chảy. Hãy comment chia sẻ với chúng mình cách học nói tiếng Anh mà bạn thấy hiệu quả nhất nhé!

Tải eJOY App Miễn Phí