Bạn luôn cảm thấy ngại ngùng và mất tự tin khi phải tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh? Điều đó đang cản trở bạn trong các mối quan hệ mới hay đạt được những cơ hội quan trọng trong công việc và cuộc sống? Bạn biết rằng “đầu có xuôi thì đuôi mới lọt” nên bạn đang tìm cách để cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của mình.

Vậy bạn đang ở đúng nơi rồi. Bạn yên tâm, ở bài viết này mình không xổ ra một rổ các cấu trúc giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh hay hoặc là những bài tiếng Anh về giới thiệu bản thân rồi mặc kệ để bạn tự “ngấm” đâu. Chúng mình sẽ cùng nhau trải nghiệm rất nhiều tình huống giao tiếp thực tế. Cùng nhập tâm với không khí, cảm xúc, ngữ điệu của người bản xứ khi họ giao tiếp với nhau. Và từ đó, mình sẽ chia sẻ cách bạn sẽ luyện tập ở nhà như thế nào để thuộc được những câu thoại hay và nói được những câu thoại đó tự nhiên nhất có thể.

Hãy cùng mình đi qua 5 phần sau nhé:

  1. Những điều cần biết khi giới thiệu bản thân
  2. Cấu trúc phần giới thiệu
  3. Hướng dẫn các bước giới thiệu bản thân
  4. Một số tình huống giới thiệu bản thân
  5. Chuẩn bị trước cho các tình huống giới thiệu bản thân như thế nào

Những điều cần biết khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

Đừng vội nhào ngay vào các cấu trúc câu giới thiệu khi bạn chưa biết một số nguyên tắc quan trọng khi giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài trong lần đầu. Vì mới gặp họ nên bạn sẽ không muốn tạo một ấn tượng xấu phải không. Hãy dành 1-2 phút để biết xem bạn nên chú ý đến những điều gì trước khi bắt đầu câu chuyện nhé.

1 Hiểu hoàn cảnh giao tiếp

Có một câu nói nổi tiếng bằng tiếng Anh như sau: 

Know your audience

“Mỗi người đều có câu chuyện để nói hay sản phẩm để bán.

Hãy hiểu người nghe của bạn trước khi bạn cất tiếng nói.”

Hiểu người nghe là ai là bạn đã dành được 50% thành công cho lời giới thiệu của bạn rồi. Bạn cần nắm rõ:

+ Bạn giới thiệu bản thân với ai?

+ Cuộc nói chuyện đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?

+ Vì sao bạn cần giới thiệu bản thân?

Nhờ đó, bạn sẽ biết cách thích nghi để đưa ra lời giới thiệu phù hợp nhất, cũng như phong cách nói chuyện phù hợp.

Ví dụ, khi phỏng vấn xin việc làm, đối tượng giao tiếp của bạn là nhà tuyển dụng; hoàn cảnh giao tiếp có thể ở ngay trong thang máy hoặc trong phòng phỏng vấn. Và mục tiêu giao tiếp là gây ấn tượng nhằm có được công việc bạn mong muốn.

Khi đó, thái độ giao tiếp của bạn cần thể hiện sự tôn trọng, chuyên nghiệp, và cởi mở. Điều này khác với khi bạn giới thiệu bản thân trong một lớp học tiếng Anh buổi tối, nơi cần sự hài hước, dí dỏm, phóng khoáng của bạn.

2 Khoanh vùng nội dung chủ đề nói chuyện hợp lý

Có rất nhiều chủ đề khác nhau để bạn giới thiệu về bản thân mình. Tuy nhiên, mỗi đối tượng, mỗi hoàn cảnh khác nhau lại ứng với một số chủ đề riêng biệt. Khi phỏng vấn xin việc làm, bạn cần giới thiệu về những thông tin có liên quan đến kinh nghiệm, học vấn, năng lực và định hướng sự nghiệp và hạn chế chủ đề về gia đình, tình cảm, sở thích. Trừ phi bạn được hỏi và việc trả lời giúp chứng minh sự phù hợp của bạn với môi trường, công việc.

Khi nói chuyện xã giao với người phương Tây, bạn có thể chọn chủ đề thời tiết, du lịch, kinh tế. Nhưng nói về thu nhập và tình trạng hôn nhân lại là điều cần tránh. Với người châu Á, chủ đề gia đình, sức khoẻ khá phổ biến. Tuy nhiên, nên hạn chế thể hiện quan điểm chính trị đối lập.

3 Giọng nói và ngôn ngữ cơ thể

Người phương Tây có câu “Your body language speaks louder than your words

Tạm dịch: Ngôn ngữ cơ thể của bạn truyền tải nhiều thông tin hơn là ngôn từ của bạn.

Đây chính là lý do vì sao mình cần nhấn mạnh về những yếu tố căn bản trong giao tiếp trước khi đi vào kỹ thuật dùng từ và mẫu câu. Bạn có thể nói sai từ, sai cấu trúc câu mà người đối diện vẫn vui vẻ, kiên nhẫn với bạn bởi nụ cười thân thiện, ánh mắt sáng tươi của bạn.

Hãy tham khảo bảng Nên làm và Không nên làm này. 

Nen va khong nen khi giao tiep
Nên và không nên khi giao tiếp

4 Tương tác, đặt câu hỏi

Cho dù bạn chuẩn bị giới thiệu bản thân khi đang đi phỏng vấn hay khi làm quen xã giao, bạn đều cần biết đến khái niệm “Small talk”.

Thật khó để tìm một từ tiếng Việt tương đương với “small talk”. Nhiều người nói là tán gẫu, chuyện phiếm. Nhưng hãy hiểu rằng, small talk là một dạng nói chuyện xã giao, vui vẻ, thoải mái về nhiều chủ đề trong đời sống hàng ngày.

Small talk rất hay được các nhà tuyển dụng sử dụng để mở đầu câu chuyện với ứng viên. Nhiều bạn không chuẩn bị trước sẽ bị bất ngờ và lúng túng khi trả lời, mặc dù đó là những câu hỏi đơn giản bằng tiếng Anh.

Một trong những điểm quan trọng nhất của small talk đó chính là sự tương tác, đặt lại câu hỏi. Khi bạn đặt những câu hỏi tiếng Anh về bản thân tức là bạn quan tâm, và muốn nói chuyện thêm với đối phương. Còn nếu bạn chỉ độc thoại và dừng lại, người kia sẽ nghĩ rằng bạn chẳng muốn biết thêm gì về họ cả.

Câu hỏi tương tác lại phổ biến nhất là gì bạn biết không?

“What about you?”, “And you?” (Còn bạn thì sao?)

Ví dụ:

A: What do you love to do in your free time?

Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh?

B: I love to play badminton. What about you?

Tôi thích chơi cầu lông. Còn bạn thì sao?

A: I often go shopping when I am free.

Tôi thường đi mua sắm khi rảnh rỗi

5 Ngữ pháp cơ bản

Khi giao tiếp xã giao thông thường, ngữ pháp không phải là điều quá đáng ngại. Bạn chỉ cần mô tả sự việc theo đúng thời điểm diễn ra, đúng thì của nó là được. Một số thì quan trọng bạn cần nhớ:

Các thì cơ bản khi nói
Các thì cơ bản khi giao tiếp
Trình độ Nội dung Thì ngữ pháp
Cơ bản

Mô tả hành động đang diễn ra

Ví dụ:

+ đang học tiếng Anh

+ đang làm cho công ty A.

Hiện tại tiếp diễn

Ví dụ:

+ I’m studying English. 

+ I’m working for A company.

Cơ bản

Mô tả sở thích, thói quen

Ví dụ:

+ dậy sớm lúc 6h sáng

+ thích xem phim vào cuối tuần

Hiện tại

Ví dụ:

+ I usually wake up at 6am. 

+ I like watching movies at weekend.

Cơ bản

Mô tả hành động đã xảy ra trong quá khứ. 

Ví dụ:

+ Tôi đã tốt nghiệp khoa Kinh tế trường ĐHKTQD.

+ Tôi đi du lịch ở Mỹ năm ngoái.

Quá khứ

Ví dụ:

+ I graduated as a Bachelor of Economics from NEU. 

+ I visited the US last year.

Cơ bản

Mô tả hành động sắp xảy ra trong tương lai.

Ví dụ:

  • Tôi sẽ học đàn trong năm sau.
  • Tôi sẽ đi du học ở Anh.
Tương lai

Ví dụ:

  • I will learn to play piano next year.
  • I will study in the UK.
Nâng cao

⭐⭐

Mô tả hành động đã xảy ra trong quá khứ, vừa kết thúc ở thời điểm nói và vẫn nhìn thấy kết quả của hành động.

Ví dụ:

  • Tôi đang no quá.
  • Tôi vừa ăn xong
Hiện tại hoàn thành

Ví dụ:

  • I’m so full now.
  • I’ve just had lunch.
Nâng cao

⭐⭐

Mô tả hành động xảy ra ở quá khứ, và vẫn tiếp tục cho đến hiện tại.

Ví dụ:

+ Tôi học tiếng Trung được 1 tháng rồi, đến giờ vẫn đang học.

Hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Ví dụ:

+ I have been studying Chinese for a month.

 

Cấu trúc một bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

Trước khi nắm từng mẫu hội thoại cụ thể, bạn hãy hiểu cấu trúc phổ biến của bài giới thiệu bản thân gồm những phần nào. Tuỳ theo từng trường hợp, bài giới thiệu bản thân có thể là đoạn đối thoại hay độc thoại. Cấu trúc 2 đoạn này không khác nhau nhiều lắm, nhưng cách dẫn dắt lại rất khác biệt. Hãy cùng tham khảo sự khác biệt trong bảng dưới đây.

Đối thoại Độc thoại
Tình huống ví dụ Phỏng vấn xin việc lúc gặp mặt đầu tiên (small talk)

Gặp gỡ lần đầu với khách hàng, hoặc bạn bè

Làm quen trong buổi tiệc, quán bar

Phỏng vấn xin việc lúc nói về bản thân (tell me about yourself)

Giới thiệu trước lớp

Thuyết trình trước khách hàng, đồng nghiệp, đối tác.

Cấu trúc Chào hỏi

Giới thiệu tên

Hỏi đáp về nhiều chủ đề như sở thích, du lịch, thời tiết, âm nhạc, thói quen, văn hoá.

Gửi lời chào

Giới thiệu tên

Giới thiệu về tiểu sử, kinh nghiệm, trình độ, mục tiêu nghề nghiệp, mục tiêu kinh doanh.

Trang trọng/ xã giao Phụ thuộc vào người đối diện và tính chất của buổi gặp Phụ thuộc vào tính chất của buổi gặp
Nội dung, chủ đề Phụ thuộc vào sự quan tâm của người đối diện. Phụ thuộc vào tính chất của buổi gặp và sự quan tâm của người nghe.

 

Cấu trúc cơ bản bài độc thoại tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh:

Hãy xem phần giới thiệu của Nick Vujicic trước khán giả Tedx nhé.

Phần Cấu trúc Ví dụ
Gửi lời chào Good morning/ afternoon/ evening Good morning, Sir
Giới thiệu tên I am + tên họ đầy đủ. I am Bill Gilman.
Giới thiệu nghề nghiệp I am + a + nghề nghiệp. I am a doctor.
Các thông tin khác:

quê quán, nơi sống, sở thích.

I + động từ chính + (giới từ)

+ danh từ + (trạng ngữ).

I come from Australia.

I studied Economics at NEU.

 

Cấu trúc cơ bản cuộc đối thoại giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh:

Cùng xem 2 bạn khán giả giới thiệu bản thân khi Ellen hỏi thông tin của họ.

Phần Cấu trúc Ví dụ
Chào hỏi +

Giới thiệu tên

Hi / Hello / Good morning

I am + tên của bạn.

Nice/ glad to meet you.

Người A: Hi, I’m John, John William

Người B: Hi, I’m Jane. Nice to meet you!

Người A: Nice to meet you, too!

Giới thiệu nơi sống,

công việc, sở thích

I am staying at + địa chỉ.

I work as a + nghề nghiệp + for + tên công ty.

I like + danh từ/ động từ (Ving).

I’m John, John William.

I work as a lawyer for Brokers company.

I like playing footballs.

Câu hỏi ngược lại Nơi ở: Where + do you stay/ live?

Nghề nghiệp: What + do you do? What + is your job?

Sở thích: What + do you like?

Where do you stay?

What do you do?

What do you like?

 

Mách nhỏ:

Bạn có để ý trong tiếng Việt, chúng ta hay hỏi nhau xã giao: “Bạn đi đâu thế?” hoặc “Bạn làm gì thế?” hoặc “Dạo này khoẻ không?”. Người phương Tây cũng hay hỏi nhau như một cách mở đầu câu chuyện “How are you?” “What’s up?” “How ya doing?”.

Những câu hỏi này không nhằm mục đích tọc mạch hay ép bạn phải trả lời đầy đủ. Tuỳ vào độ thân thiết của bạn với người hỏi để đưa ra câu trả lời chi tiết hoặc xã giao.

Ví dụ: I’m good. / Nothing much. / Everything is ok.

Thử xem ví dụ sau họ có trả lời câu hỏi “What’s up?” của nhau không nhé.

Tóm tắt một số mẫu hỏi và câu trả lời phổ biến:

Mẫu hỏi đáp giới thiệu bản thân
Mẫu hỏi đáp giới thiệu bản thân

Hướng dẫn các bước để giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh tự tin

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng chia nhỏ đoạn hội thoại giới thiệu bản thân thành các phần nhỏ để cùng luyện tập thật nhuần nhuyễn từng phần.

Các bước để bạn thực hành như sau:

  1. Đọc qua một lượt đoạn hội thoại nhỏ để hiểu nội dung
  2. Dùng eJOY extension để nghe phát âm từng câu, từng từ, đọc nhại theo
  3. Xem video hội thoại mẫu
  4. Nhại theo nội dung video và chú ý đến ngữ điệu lên giọng xuống giọng của người nói.
  5. Thu âm giọng nhại lại của bạn. Nghe lại bản thu, tìm ra những điểm chưa giống video và thu lại đến khi bạn ưng. Sử dụng eJOY Speak để được chấm điểm độ chính xác phát âm của bạn.

1 Chào hỏi

A: Hi.

Xin chào.

B: Oh, hi.

Ồ, xin chào.

A: How are you? I’m Minh.

Bạn khỏe không? Mình là Minh.

B: Great. I’m John. Nice to meet you.

Tuyệt. Mình là John. Rất vui được gặp bạn.

Cùng xem video để biết cách chào hỏi và vào phần giới thiệu bản thân nào:

Xem thêm

Cách chào và mở đầu phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh
Thuộc 18 cách chào hỏi bằng tiếng Anh này để tự tin giao tiếp

2 Giới thiệu tên, tuổi

A: What’s your name?

Tên của bạn là gì?

B: My name is Trang. And you?

Tên tôi là Trang. Còn bạn?

A: I’m John.

Tôi là John

B: How old are you?

Bạn bao nhiêu tuổi?

A: I’m 20. What about you?

Tôi 20 tuổi. Còn bạn?

B: I’m 18 years old.

Tôi 18 tuổi.

Hãy xem đoạn video giới thiệu giữa các bạn nhỏ và cụ bà 101 tuổi sau đây nhé:

Xem thêm

Học giới thiệu tên tuổi bằng tiếng Anh tự nhiên và hiệu quả

3 Giới thiệu về gia đình

A: Do you have any sibling?

Bạn có anh chị em nào không?

B: Yes, I have a younger brother. What about you?

Có, mình có một đứa em trai. Còn bạn thì sao?

A: Oh, I have quite a big family with 2 brothers and 2 sisters.

Ồ, mình có một gia đình lớn với 2 anh em trai và 2 chị em gái.

Giờ hãy xem những câu thoại trên sẽ được nói như thế nào trong video dưới đây:

Xem thêm

Cách giới thiệu gia đình bằng tiếng Anh ấn tượng

4 Giới thiệu về quê quán, nơi sống

A: Where are you from?

Bạn đến từ đâu?

B: I’m from Hanoi. Where do you come from?

Tôi đến từ Hà Nội. Còn bạn?

A: I come from China. Where do you live?

Tôi đến từ Trung Quốc. Bạn đang sinh sống ở đâu?

B: I live in Ho Chi Minh City.

Tôi đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh

Xem tiếp đoạn đối thoại giữa các bạn nhỏ và cụ bà 101 tuổi hỏi thăm về quê quán nơi ở của nhau nhé:

Xem thêm

Giowis thiệu quê quán

5 Học vấn

A: What do you study?

Bạn đang học gì thế?

B: I’m studying accounting at Foreign Trade University.

Mình đang học kế toán ở đại học Ngoại thương.

Xem mẫu câu được sử dụng trong đoạn video dưới đây:

Xem thêm

Giới thiệu về quê huonwg

6 Nghề nghiệp

A: What do you do?

Bạn đang làm nghề gì?

B: I am a teacher at Hanoi University.

Tôi hiện là giảng viên tại trường đại học Hà Nội

Bài hát vui nhộn dưới đây sẽ hỏi thăm về nghề nghiệp đấy:

Xem thêm

Giới thiệu nghề nghiệp

7 Sở thích

Các bạn thường hỏi về sở thích như thế nào? “What are your hobbies?” Nếu bạn thử tìm cụm từ này trên eJOY Word Hunt, hẳn bạn sẽ rất thất vọng vì không có nhiều kết quả trả về. Thực tế thì câu hỏi này chỉ phổ biến trong sách giáo trình. Người bản xứ hay hỏi:

Đây là một câu hỏi mang tính cởi mở trong giao tiếp, phù hợp với những tình huống giao tiếp mang tính chất thân mật, gần gũi. Chính vì thế, đừng quên tương tác với người đối diện bằng cách hỏi những thông tin gợi mở có liên quan để hiệu quả giao tiếp được nâng cao. 

A: What do you do for fun?

Sở thích của bạn là gì?

B: I love to read books. What about you?

Tôi thích đọc sách. Còn bạn?

A: I love to watch movies.

Tôi thích xem phim.

B: What are your favorite movies?

Bộ phim yêu thích của bạn là gì?

A: My favorite movie is Before Sunrise

Bộ phim yêu thích của tôi là Before Sunrise

– Một số từ vựng tiêu biểu liên quan đến sở thích bao gồm:

+) play sports: chơi thể thao

+) read books: đọc sách

+) listen to music: nghe nhạc

+) go shopping: đi mua sắm

+) watch movies: xem phim

Cùng xem đoạn đối thoại nói về sở thích đọc sách sau đây:

Xem thêm

Giới thiệu sở thích

8 Sở trường/sở đoản

A: What are your strengths and weaknesses?

Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

B: I am good at Maths, but my weakness is Writing.

Tôi giỏi Toán, nhưng điểm yếu của tôi là viết

Xem đoạn phỏng vấn dưới đây bạn nhé:

Đây là mẫu câu hỏi cực kỳ phổ biến khi bạn phỏng vấn xin việc làm. Điều cần lưu ý đối với dạng câu hỏi này đó là trả lời sao cho vừa đủ: không quá tự tin cũng không quá khiêm tốn. eJOY sẽ tiết lộ với bạn chi tiết hơn về cách trả lời dạng câu hỏi này trong phần 4: Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong từng tình huống cụ thể.

9 Cách tạm biệt kết thúc phần giới thiệu

A: It was nice talking to you.  But I have to go now.

Thật vui được nói chuyện với bạn. Nhưng mình phải đi rồi.

B: My pleasure. Nice to talk to you. See you around.

Rất hân hạnh.Mình cũng rất vui khi được nói chuyện với bạn. Gặp bạn sau nhé.

Xem cách chào tạm biệt trong đoạn video sau:

Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh theo tình huống

Như đã nói ở trên, nội dung giới thiệu bản thân phụ thuộc nhiều vào đối tượng gặp mặt và  tính chất của buổi gặp. Nên tuỳ theo tình huống khác nhau mà chúng ta sẽ sử dụng nội dung, cấu trúc câu khác nhau. Tuỳ theo đối tượng nghe khác nhau mà chúng ta sẽ dùng ngôn từ khác nhau. Tình huống trang trọng sẽ khác với tình huống suồng sã, cũng như tiếng Việt vậy.

 Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi qua cách thức giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh thông qua 2 tình huống cụ thể: giới thiệu khi phỏng vấn xin việc làmgiới thiệu với người bạn nước ngoài mới quen. Còn nhiều tình huống khác bạn có thể tham khảo ở các bài viết chi tiết của team eJOY.

1 Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn xin việc

Đoạn giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc thường là một đoạn độc thoại bằng tiếng Anh. Bất kể bạn là một sinh viên mới ra trường hay là một người đã có nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn sẽ cần phải gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Để đạt được mục tiêu này, cấu trúc của đoạn giới thiệu sẽ bao gồm những thông tin sau:

  • Cấu trúc:

+) Họ và tên;

+) Ngành học/chuyên môn;

+) Kinh nghiệm làm việc/Các hoạt động đã từng tham gia liên quan tới công việc;

+) Định hướng phát triển trong tương lai;

  • Mẫu giới thiệu:

+) Họ và tên:

Good morning/afternoon. My name is + tên 

Xin chào, tên tôi là…

+) Ngành học/chuyên môn:

I studied + ngành học + at + nơi học tập.

Tôi học ngành…tại…

I have been a/an + tên công việc + for + thâm niên làm việc.

Tôi là…trong…tháng/năm.

Ví dụ:

I studied law at Hanoi Law University. 

Tôi học luật tại Đại học Luật Hà Nội.

I have been an English teacher for 3 years. 

Tôi đã làm giáo viên tiếng Anh trong 3 năm.

+) Kinh nghiệm làm việc/Các hoạt động từng tham gia:

Với nội dung này, chúng ta có thể sử dụng cụm từ “Before that” (Trước đó)

Before that, I worked at + nơi làm việc cũ + for + khoảng thời gian 

Trước đó, tôi đã từng làm việc tại…trong vòng…năm/tháng

Ví dụ:

Before that, I worked at AAA law firm for 3 years.

Trước đó, tôi từng làm tại công ty luật AAA trong vòng 3 năm.

Cùng xem đoạn video nói về ngành học và công việc đã từng tham gia của Matthew Trinette nhé:

+) Định hướng trong tương lai:

Với dự định tương lai, chúng ta sử dụng cụm từ “In the future” (Trong tương lai)

In the future, I want to + dự định

Trong tương lai, tôi mong muốn…

Ví dụ:

In the future, I want to be an economic expert.

Trong tương lai, tôi mong muốn có thể trở thành một chuyên gia kinh tế.

Hãy xem đoạn video sau đây để học cách một ứng viên giàu kinh nghiệm nói về mình ra sao:

Dưới đây là một đoạn mẫu tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn xin việc. Bạn có thể tham khảo, sau đó thử viết thành một đoạn văn tiếng Anh giới thiệu về bản thân mình để luyện tập nhé!

Giới thiệu về bản thân bằng tiếng Anh khi đi xin việc

Xem thêm

Bí kíp giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi xin việc cho sinh viên
Chiến lược và cấu trúc tiếng Anh giới thiệu bản thân cho người đi làm

2 Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong các cuộc gặp gỡ công việc

Sẽ có rất nhiều trường hợp bạn cần phải giới thiệu bản thân trong các cuộc gặp gỡ mang tính chất công việc. Những phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh đơn giản này cần ngắn gọn, hiệu quả và đi thẳng vào trọng tâm để đạt được hiệu quả công việc. Cấu trúc của đoạn giới thiệu tiếng Anh sẽ bao gồm những thông tin sau:

  • Cấu trúc:

+) Bạn là ai (tên, đến từ công ty nào, vị trí của bạn là gì);

+) Vai trò của bạn trong cuộc gặp này là gì;

+) Bạn có những khả năng gì để thực hiện vai trò đó.

  • Mẫu giới thiệu:

+) Bạn là ai:
  • Giới thiệu tên:

My name is + tên

Tên tôi là…

I am + tên

Tôi là…

  • Giới thiệu về công ty bạn đại diện:

I come from + tên công ty

Tôi đến từ …

We produce/develop

Chúng tôi sản xuất/phát triển…

+) Vai trò của bạn trong cuộc gặp:

I’m here to + động từ + (danh từ/ trạng ngữ/ tân ngữ). 

Tôi ở đây để (chia sẻ với các bạn về cách marketing online).

I’m going to + động từ + (danh từ/ trạng ngữ/ tân ngữ).

Tôi sẽ (thuyết trình trong 15 phút về marketing online).

+) Khả năng của bạn:

I’m quite familiar with + danh từ/ động từ (Ving).

Tôi khá quen thuộc với + (marketing online).

I’ve worked in this field for + thời gian.

Tôi đã làm trong lĩnh vực này (được 5 năm).

Ví dụ:

Good morning. My name is Trang Le. I’m the project manager of Green Youth Community since 2012. I’m quite familiar with how to set up the workflow, deadline for different campaigns. I’m here today to guide you through our working process.

Xin chào. Tên tôi là Trang Le. Tôi là quản lý dự án cho Green Youth Community từ năm 2012. Tôi khá quen thuộc với việc lên kế hoạch, lên hạn cho các chiến dịch khác nhau. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn qua quy trình làm việc của chúng tôi.

Cùng xem video giới thiệu bản thân khi gặp gỡ đối tác dưới đây nhé:

Xem thêm

Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong cuộc gặp gỡ đối tác

3 Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trước lớp học

Trong đời đi học chắc chắn có lúc bạn cần đứng lên trước lớp để giới thiệu về mình. Việc giới thiệu bản thân trong những tình huống đó không cần quá câu nệ về nội dung cũng như cấu trúc phức tạp. Tuy nhiên, đoạn hội thoại vẫn cần đảm bảo đủ những yếu tố cơ bản như sau:

  • Cấu trúc:

+) Thông tin cơ bản về bạn (tên, tuổi, quê quán…)

+) Điều gì đó để người nghe nhớ đến bạn (sở thích, thói quen…)

  • Mẫu giới thiệu:

+) Thông tin cơ bản:
  • Tên, tuổi:

My name is + tên

Tên mình là…

I am + số tuổi (+ years old)

Tôi … tuổi

  • Quê quán:

I come from + tỉnh/ thành phố

Tôi đến từ…

My hometown is + tỉnh/ thành phố

Quê tôi ở…

+) Thông tin khác:
  • Sở thích:

My hobbies are + sở thích (động từ – Ving)

Sở thích của tôi là (nấu ăn, xem phim).

I like + động từ (Ving) / danh từ.

Tôi thích…

  • Thói quen:

My daily habit is + động từ (to Verb) / danh từ

Thói quen hàng ngày của tôi là (dắt mèo đi dạo).

Ví dụ:

Hi, my name is Na Le. I’m 24 years old and I come from Nghe An. I have a big fat cat named Mimi. Therefore, my daily habit is to walk my cat in the evening to keep her in shape. Nice to meet you all.

Xin chào, tên mình là Na Le. Mình 24 tuổi và đến từ Nghệ An. Mình có một em mèo rất béo tên là Mimi. Bởi thế thói quen hàng ngày của mình là dắt mèo đi dạo vào buổi tối để giúp em ấy đỡ bị lên cân. Rất vui được làm quen với tất cả các bạn.

Cùng xem đoạn video giới thiệu bản thân ngắn dưới đây để hiểu rõ hơn về cách bổ sung những thông tin thú vị về bản thân nhé:

  

Xem thêm

Bí quyết giúp bạn giới thiệu bản thân trước lớp học ngon ơ

4 Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong các tình huống đời thường

Trong bối cảnh đời thường, nội dung giới thiệu bản thân cũng sẽ trở nên rộng mở và thoải mái hơn. Chính vì thế, bạn có thể tùy chọn thông tin để giới thiệu về bản thân dựa trên mức độ thoải mái của bạn. Đoạn hội thoại cần đảm bảo những yếu tố cơ bản như sau:

+) Thông tin về bạn (Tên, tuổi…);

+) Thông tin liên quan tới tình huống (gặp gỡ tại hòa nhạc có thể nói về sở thích, gặp gỡ hàng xóm mới có thể nói về gia đình…)

Mẫu câu và cách nói về các yếu tố trên đã được tổng hợp ở những tình huống trên. Dưới đây là một đoạn hội thoại mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi muốn bắt chuyện với một người nước ngoài:

A: Good morning. My name is Trang. What’s your name? 

Chào bạn. Tôi là Trang. Tên của bạn là gì?

B: Hi. I’m John. Nice to meet you.

Chào bạn. Tôi là John. Rất vui được làm quen với bạn

A: Me too. Where are you from?

Tôi cũng vậy. Bạn đến từ đâu?

B: I’m from Canada. What about you?

Tôi đến từ Canada. Còn bạn thì sao?

A: I’m from Da Nang. What do you do?

Tôi đến từ Đà Nẵng. Bạn đang làm nghề gì

B: I’m a lawyer. And you?

Tôi là một luật sư. Còn bạn?

A: I’m an accountant for AAA company.

Tôi là kế toán cho công ty AAA.

Để cuộc nói chuyện trở nên tự nhiên hơn, eJOY tổng hợp một số câu hỏi phổ biến để bạn có thể dẫn dắt cuộc trò chuyện, tránh tình trạng cuộc trò chuyện bị đi vào ‘ngõ cụt’ như sau:

A: How long have you been in Vietnam?

Bạn đã ở Việt Nam được bao lâu rồi?

B: About 2 weeks.

Khoảng 2 tuần rồi.

A: Is this the first time you come to Vietnam? 

Đây có phải lần đầu tiên bạn đến Việt Nam không?

B: Yes, it is my very first time visiting your country.

Đúng rồi, đây là lần đầu tiên tôi đến thăm đất nước của bạn đấy.

A: Do you like Vietnam? 

Bạn có thích Việt Nam không?

B: So far so good.

Cho tới giờ thì rất thích.

A: What do you like about Vietnam? 

Bạn thích điều gì ở Việt Nam?

B: I like the food and also the people are nice and friendly.

Tôi thích đồ ăn, và con người cũng rất tốt, rất thân thiện.

A: Are you on holiday or business? 

Bạn đang đi nghỉ hay đi công tác?

B: I’m on my gap year.

Tôi đang đi trải nghiệm 1 năm.

Hãy xem thêm một video giới thiệu bản thân giữa hai người bạn Châu Á dưới đây nhé:

Xem thêm

Giới thiệu bản thân trong các tình huống đời thường.

Chuẩn bị trước cho các tình huống giới thiệu bản thân như thế nào?

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các tình huống giới thiệu bản thân khác nhau. Và chắc hẳn bạn rất hy vọng mình có thể tự tin nói về bản thân bằng tiếng Anh khi gặp người mới. Tuy nhiên, chỉ đọc bài viết này một lần rồi lãng quên và bị cuốn theo cuộc sống hàng ngày sẽ khiến bạn quên các câu thoại. Đến lúc cần phải bật ra các câu chào, câu tạm biệt bạn lại bí dị hoặc chỉ nói được những câu cụt lủn.

Bạn không muốn vậy đúng không?

Vậy hãy rèn luyện cho mình một thói quen nhắc lại các câu nói trên thường xuyên mỗi ngày để dần dần hình thành phản xạ giao tiếp cho bạn nhé.

Các bước rèn luyện cụ thể như sau:

1 Ôn lại từ vựng, mẫu câu thoại hàng ngày bằng ứng dụng nhắc nhở eJOY extension hoặc eJOY App

Hàng ngày, trước khi bắt tay vào học bài hoặc công việc của ngày mới, bạn hãy dành 5-10 phút để chơi Daily Challenge trên eJOY App hoặc eJOY extension. Các trò chơi trong phần này được thiết kế với thời lượng ngắn, chỉ khoảng 5 phút với format câu hỏi đa dạng, nhắc lại các từ vựng mà bạn chuẩn bị quên.

Mỗi lần bạn trả lời đúng, trong thời gian ngắn, điểm số thành thạo cho từ vựng sẽ tăng lên. Hãy duy trì đến khi bạn được khiên vàng cho từ đó.

Master words on eJOY
Nhận khiên vàng khi thành thạo từ vựng

2 Luyện nói các mẫu thoại hàng ngày trên eJOY Go

Nếu bạn chưa tự tin với việc phát âm cũng như giọng tiếng Anh của mình, hãy dành thêm thời gian để luyện nói trên eJOY Go với từng câu thoại một. Cố gắng luyện nói nhiều lần cho đến khi phát âm chuẩn cả câu.

Chế độ luyện nói trên eJOY Go
Chế độ luyện nói trên eJOY Go

Sau khi đã luyện nói chuẩn xác từng câu. Hãy tiếp tục chuyển sang chế độ nói đuổi theo video trên eJOY App. Nếu lúc đầu bạn chưa thể nói nhanh theo tốc độ của video, hãy chạm vào màn hình để video dừng lại ngay rồi nói theo. Hoặc chọn nút con rùa để video nói chậm lại cho bạn dễ nghe. Sau đó tăng dần tốc độ.

eJOY có chế độ phát video trên nền và phát lại video liên tục. Đây là chế độ rất tiện lợi để bạn học nói đuổi với tốc độ kịp với tốc độ của video. Bạn không cần phải mở màn hình điện thoại và bấm “Play” liên tục để luyện nói. Vừa nghe video vừa nói đuổi theo với ngữ điệu càng giống bản gốc càng tốt.  

Ngay cả lúc đang đi chơi hoặc di chuyển đến nơi không có Wifi, bạn vẫn có thể luyện tập được nếu đã chuẩn bị lưu video về máy trước đó. (chế độ dành cho thành viên PRO).

Hãy luyện nói nhiều đến khi bạn thuộc lòng câu thoại. Chắc chắn bạn sẽ rất tự tin với tiếng Anh của mình.

3 Chuẩn bị trước nội dung giới thiệu bản thân khi độc thoại

Trong các tình huống đối thoại, nội dung giới thiệu bản thân sẽ phụ thuộc nhiều vào mối quan tâm của người đối diện cũng như bối cảnh của buổi gặp. Vì thế, bạn sẽ khó đoán trước chính xác sẽ gặp câu hỏi như thế nào để chuẩn bị từ nhà. Cách tốt nhất là bạn luyện tập với nhiều nội dung khác nhau như ở bước 1 và 2 trên đây.

Còn với tình huống độc thoại, bạn sẽ đoán được người nghe là những ai, mục đích của việc giới thiệu là gì. Và bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị trước bài tiếng Anh giới thiệu bản thân cho mình từ lúc ở nhà.

  • Bắt đầu với các ý tưởng gạch đầu dòng bằng tiếng Việt. Các thông tin liên quan tới bản thân bạn là gì? Những kinh nghiệm, bằng cấp thú vị nào nên được chia sẻ.
  • Tìm cách diễn đạt các ý đó bằng tiếng Anh. Mẹo cho bạn là hãy tìm nghĩa tiếng Anh của các từ quan trọng. Sau đó dùng eJOY Word hunt để kiếm các ngữ cảnh video có sử dụng từ vựng đó. Học cách sử dụng từ vựng đó theo ngữ cảnh phù hợp với nhu cầu của bạn.
  • Thực hành luyện nói bài nói của bạn. Thu âm để nghe lại cách diễn đạt của bạn và chỉnh sửa những lỗi phát âm nếu có.

4 Luyện tập nói tiếng Anh với một bạn hoặc nhóm bạn 1 tuần 1 lần

Khi bạn đã tự luyện trôi chảy và tự tin hơn với việc nói tiếng Anh của mình. Hãy mạnh dạn tìm đến các CLB nói tiếng Anh, hoặc tìm một người bạn cùng học tiếng Anh để thực hành kỹ năng nói.

Ưu điểm của việc có thêm người bạn để luyện giới thiệu bản thân với bạn đó là:

  • Tạo môi trường giao tiếp sát thực nhất
  • Có người góp ý cho nội dung, cách trình bày, cách phát âm của bạn
  • Có người đối thoại qua lại, tạo không khí vui vẻ, và tạo ra các tình huống bất ngờ
  • Có người tạo động lực, buộc bạn phải nói tiếng Anh

Hãy tìm ngay người bạn phù hợp hoặc CLB tiếng Anh phù hợp nhé. Với sự phát triển của công nghệ, bạn có thể kết bạn ở mọi nơi, không nhất thiết phải gặp sống ở cùng khu trọ, cùng lớp. Bạn ở nước khác cũng hoàn toàn được mà. Facebook, Instagram, Tandem là những ứng dụng giúp bạn tìm được người bạn luyện nói tiếng Anh với mình.

Làm thế nào để thuộc và nói tự nhiên các mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

Để tận dụng hết nội dung trong bài viết này và các bài viết hướng dẫn giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khác, bạn hãy thực hiện theo các ghi chú sau nhé:

  • Vừa đọc bài vừa xem các video mẫu. Với mỗi tình huống, mỗi đoạn thoại mình đều đính kèm video minh hoạ để bạn hình dung rõ nhất cách người nước ngoài giới thiệu về họ như thế nào. 
  • Với các từ vựng mới và những cấu trúc hay, bạn hãy cài và sử dụng eJOY extension để tra cách phát âm và lưu lại để ôn tập
Cách tra và lưu từ bằng eJOY
Tra và lưu từ mới khi đọc bài
  • Với các video hội thoại, bạn hãy xem lại nhiều lần và nhại theo. Cách hay nhất là bạn bấm vào xem video trên eJOY Go, để sau đó chuyển được sang chế độ Speak để luyện nói có chấm điểm. Nhớ bắt chước cả ngữ điệu của người nói nhé. 

  • Với những từ vựng và cấu trúc mà bạn sẽ sử dụng nhiều, hãy tận dụng tính năng Say It để tìm kiếm các video có nhắc đến từ vựng, mẫu câu đó. Nhại lại theo thật nhuần nhuyễn cách nói của người bản ngữ. 

  • Cuối cùng, hãy luyện đi luyện lại thật nhiều với các video hội thoại đó. Bạn sẽ cần tính năng Clipbook của eJOY để lưu lại các cảnh hay. Sau đó chỉ việc ấn “Play All”, bạn sẽ xem lại cùng lúc các clip luyện giới thiệu bản thân mỗi khi cần. 

Lời kết

Chúng ta đã cùng nhau trải qua từ các khía cạnh khác nhau để bạn có được bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh tuyệt vời nhất. Từ những nguyên tắc cơ bản của giới thiệu bản thân, đến cấu trúc bài giới thiệu, các bước luyện tập giới thiệu và cả những ví dụ cụ thể cho từng phần và từng tình huống cụ thể. Hãy cùng bắt tay vào thực hành bằng cách comment ở dưới bài phần giới thiệu về bản thân ấn tượng của chính bạn nhé.!!!