Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta bất đồng ý kiến với nhau và dẫn đến những cuộc tranh luận. Cũng như Tiếng Việt, bày tỏ sự phản đối trong Tiếng Anh có những mẫu câu vừa lịch sự lại vừa có sức thuyết phục mà bạn nên áp dụng. Cùng eJOY học qua 6 mẫu câu đơn giản dưới đây nhé, chắc chắn sẽ có ích cho bạn đấy!
Xem thêm
Các mẫu câu bày tỏ sự phản đối
Những tình huống thông thường
Đây là những mẫu câu ngắn gọn, đơn giản dùng trong những trường hợp đời thường. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khi nói chuyện thân mật với bạn bè, tránh sử dụng khi cần tranh luận nghiêm túc.
1. Speak for yourself…
/spik fɔr jərˈsɛlf/
Dịch: Đấy là ý kiến của riêng bạn
Ví dụ:
- “I don’t mind waiting for the next semester to enroll in the Economy class.”
- “Speak for yourself! It takes me a year to register it!”
( “Mình không ngại đợi đến học kì sau mới đăng kí lớp Kinh Tế đâu” – “Đó là chuyện của cậu thôi! Mình đã phải đợi 1 năm mới được đăng kí đấy!”)
Đây là cách nói “informal” và thậm chí có phần thiếu lịch sự. Dùng để nhấn mạnh rằng ý kiến của bạn hoàn toàn không hợp ý kiến người khác.
2. Don’t make me laugh/Are you kidding?/You must be joking!
/doʊnt meɪk mi læf/
/ɑr ju ˈkɪdɪŋ?/
/ju mʌst bi ˈʤoʊkɪŋ/
Dịch: Đừng khiến tôi buồn cười/ Bạn đang đùa ư?/Bạn chắc hẳn là đang nói đùa thôi!
Ví dụ:
- Me: “I think I will stop wasting money on cosmetics”
- My friend: “Don’t make me laugh!”
Một cách để nói rằng bạn hoàn toàn không đồng ý với ai đấy và nghĩ rằng ý kiến của người ấy là không bình thường/không đáng tin.
3. Absolutely not / Of course not
/ˌæbsəˈlutli nɑt/
/ʌv kɔrs nɑt/
Dịch: Hoàn toàn không đúng/Tất nhiên là không
Ví dụ:
- “Do you think I will fail this class?”
- “Of course not! You are much better than I am.”
Những tình huống trang trọng
Dành cho những trường hợp tranh luận nghiêm túc. Để người nghe thấu hiểu và lắng nghe ý kiến của ta, trước hết ta phải tôn trọng họ. Mẫu câu nên bắt đầu với việc nói rằng bạn hiểu và tiếp nhận ý kiến của họ. Vế sau là bạn đưa ra quan điểm không đồng ý với ý kiến ấy. Nói cách khác, bạn nên bày tỏ sự phản đối một cách gián tiếp để thể hiện sự tôn trọng đối phương. Cụ thể như sau:
1. I see what you’re saying, but…
/aɪ si wʌt jʊr ˈseɪɪŋ bʌt/
Dịch: Tôi hiểu những gì bạn đang nói nhưng…
Ví dụ:
- I see what you’re saying, but I don’t find it convincing enough.
(Tôi hiểu những gì bạn nói, nhưng tôi không thấy nó đủ thuyết phục)
Cách sử dụng: Đây là cách nói được sử dụng nhiều. Thứ nhất, người nghe biết được rằng bạn hiểu ý kiến của họ. Thứ hai, sau từ “but” bạn có thể đưa ra ý kiến phản đối của mình. Tương tự những mẫu câu dưới đây cũng có nghĩa tương tự nhưng với cách diễn đạt hơi khác một chút. Cùng xem qua và ghi chú lại nhé!
2. I understand where you’re coming from, but…
/aɪ ˌʌndərˈstænd wɛr jʊr ˈkʌmɪŋ frʌm, bʌt/
Dịch: Tôi hiểu luận điểm của bạn, nhưng…
Ví dụ:
- I understand where you’re coming from, but I have a different opinion.
(Tôi hiểu luận điểm của bạn, nhưng tôi lại có ý kiến khác)
3. That’s a valid point, but…
/ðæts ə ˈvæləd pɔɪnt, bʌt/
Dịch: Đó là một ý kiến hợp lý đấy, nhưng…
Ví dụ:
- That’s a valid point, but I want to correct a few mistakes here.
(Đó là một ý kiến hợp lý đấy, nhưng tôi muốn sửa một số điều chưa đúng sau đây)
4. I’m afraid that I can’t agree with you
/aɪm əˈfreɪd ðæt aɪ kænt əˈgri wɪð ju/
Dịch: Tôi e rằng tôi không thể đồng ý với bạn về điều này
Ví dụ:
- Your opinion sounds interesting, but I’m afraid that I can’t totally agree with you.
(Ý kiến của bạn có vẻ thú vị đấy, nhưng tôi e rằng tôi không thể hoàn toàn đồng ý với bạn được)
5. I take your point but that isn’t the way I see it; instead, I think that…
/aɪ teɪk jʊər pɔɪnt bʌt ðæt ˈɪzənt ðə weɪ aɪ si ɪt; ɪnˈstɛd, aɪ θɪŋk ðæt/
Dịch: Tôi tiếp nhận ý kiến của bạn nhưng tôi không nhìn nhận vấn đề giống như bạn. Thay vào đó, tôi nghĩ rằng….
Ví dụ:
- I take your point but that isn’t the way I see it; instead, I think that choosing a homestay is better
(Tôi tiếp nhận ý kiến của bạn nhưng tôi không nhìn nhận vấn đề giống như bạn. Thay vào đó, tôi nghĩ rằng chọn một căn homestay để ở sẽ tốt hơn)
6. I’m not sure I agree with you about this
/aɪm nɑt ʃʊr aɪ əˈgri wɪð ju əˈbaʊt ðɪs/
Dịch: Tôi không chắc rằng tôi đồng ý với bạn về điều này
Ví dụ:
- I’m not sure I agree with you about your solution
(Tôi không chắc rằng tôi đồng ý về hướng giải quyết của bạn)
Với người Anh, cách phổ biến để bày tỏ sự phản đối là giả vờ như không chắc chắn lắm. Những câu nói như “I’m not sure I agree with you about this” hay “I don’t think I have the same opinion as you” có nghĩa thực sự là “I don’t agree”.
Các mẫu câu giúp tăng tính thuyết phục
Để tăng tính thuyết phục cho quan điểm của mình, không chỉ nên dừng lại ở việc đưa ra ý kiến đồng ý hay không đồng ý. Việc mở rộng ra lý do vì sao và cách giải quyết là điều cần thiết. Đó cũng là một cách khiến đối phương tôn trọng bạn hơn. Cụ thể, ta có các mẫu câu sau:
1. Instead, I think we should/could…
/ɪnˈstɛd, aɪ θɪŋk wi ʃʊd/kʊd/
Dịch: Thay vào đó, tôi nghĩ rằng chúng ta nên/có thể…
Ví dụ:
- Instead of giving this to her parents, I think we should directly give it to her
(Thay vì đưa cho bố mẹ cô ấy, tôi nghĩ chúng ta nên gửi thẳng cho cô ấy)
2. My suggestion would be to…
/maɪ səgˈʤɛsʧən wʊd bi tu/
Dịch: Phương án tôi đề xuất là…
Ví dụ:
- My suggestion would be to hold a BBQ party outside
(Đề xuất của tôi là tổ chức một buổi tiệc BBQ ngoài trời)
3. That’s not entirely true. Why don’t we…?
/ðæts nɑt ɪnˈtaɪərli tru. waɪ doʊnt wi/
Dịch: Điều đó không hoàn toàn đúng đâu. Tại sao chúng ta không…?
Ví dụ:
- That’s not entirely true. Why don’t we try the second solution instead?
(Điều đó không hoàn toàn đúng đâu. Tại sao chúng ta không thử phương án thứ hai?)
4. I would recommend that we…
/aɪ wʊd ˌrɛkəˈmɛnd ðæt wi/
Dịch: Tôi đề nghị rằng chúng ta
Ví dụ: I would recommend that we choose a cheap accommodation.
(Tôi đề nghị chúng ta chọn một nơi ở giá cả phải chăng)
5. If you ask me, I think we should…
/ɪf ju æsk mi, aɪ θɪŋk wi ʃʊd/
Dịch: Nếu bạn hỏi tôi, tôi nghĩ rằng chúng ta nên
Ví dụ:
- If you ask me, I think we should try a different formula
(Nếu bạn hỏi tôi, tôi nghĩ chúng ta nên thử một công thức khác)
Cách học mẫu câu Tiếng Anh hiệu quả
eJOY eXtension
Trên đây là một số cách thông dụng thể hiện sự phản đối trong Tiếng Anh. Đừng chỉ đọc bài mà bỏ qua những video đính kèm trong bài viết nhé. Học Tiếng Anh qua video sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn đồng thời còn học được cách nghe nói chuẩn đấy.
Khi học Tiếng Anh qua video, sẽ rất hiệu quả nếu bạn kết hợp sử dụng eJOY eXtension – một tiện tích mở rộng của Chrome do đội ngũ eJOY thiết kế. Với eJOY eXtension, bạn có thể tra nghĩa, phát âm của bất kỳ từ mới nào khi xem video trên Youtube hay đọc văn bản tiếng Anh trực tuyến. Ngoài ra, bạn có thể lưu lại những từ đó và luyện tập cùng các game khác nhau để nhớ từ lâu hơn.
Ví dụ cách sử dụng eJOY eXtension
Bạn có thể tham khảo cách học cùng eJOY eXtension như sau :
- Cài eJOY eXtension cho trình duyệt Chrome
- Cài eXtension miễn phí
- Xem bất kỳ video nào trên eJOY GO, YouTube, Netflix hay Phimlearning.com
- Bôi đen từ vựng bạn không biết ở trong câu để tra nghĩa của từ, nghe cách phát âm và bấm vào nút Add để lưu từ
Word Hunt
Nếu bạn cần tìm video nhưng chỉ nhớ câu thoại thì sao? Đừng lo vì đã có Word Hunt ở đây! Chỉ cần bạn gõ vào thanh tìm kiếm câu thoại bạn muốn, những video có sẵn sub và lời thoại bạn cần sẽ hiện ra trong tích tắc. Bạn còn có thể “lọc” video theo chủ đề bạn cần nữa đấy.
Tìm từ trong ngữ cảnh với Word Hunt
Luyện tập
Cùng xem qua các video dưới đây và note lại cách người bản xứ bày tỏ sự phản đối trong Tiếng Anh nhé.
Kết
Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể “giắt túi” được cách bày tỏ sự phản đối trong Tiếng Anh. Đừng quên luyện tập thường xuyên với eJOY để Tiếng Anh của bạn ngày một tốt hơn nhé.