Bạn đang tìm kiếm một ứng dụng hoặc phần mềm học tiếng Anh để cải thiện kỹ năng tiếng Anh phải không?
Bài viết này không thả bạn vào một biển danh sách các phần mềm và để kệ bạn tự tìm hiểu. Mình muốn mang lại một giá trị lớn hơn nữa, đó là cung cấp những thông tin cần thiết, có chọn lọc và phân loại giúp bạn thuận tiện tự đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình. Theo đó, bố cục bài viết gồm:
- danh sách 35 ứng dụng học tiếng Anh
- 3 ưu điểm nổi bật mà ứng dụng học tiếng Anh mang lại
- gợi ý cách kết hợp các ứng dụng để học hiệu quả nhất
Mình đã thử dùng hơn 100 ứng dụng học tiếng Anh các loại. Đã xoá bỏ đi gần hết và chỉ giữ lại hơn 10 ứng dụng để dùng tuỳ theo trường hợp. Và những tổng hợp dưới đây của mình hy vọng sẽ tiết kiệm cho bạn kha khá thời gian đi “đãi cát tìm vàng” như mình đã làm trước đây.
Xem thêm
7 Phần mềm cho người mới bắt đầu học tiếng Anh
Là một người mới bắt đầu hoặc bạn sẽ thấy có quá nhiều thứ phải học, hoặc là bạn chẳng biết mình phải học những gì. Còn tuỳ thuộc vào nhu cầu tiếng Anh của bạn đến đâu, nhưng chắc chắn bạn không thể bỏ qua 2 điều quan trọng sau:
- luyện nghe, đọc, nói để quen với âm thanh và chữ viết của ngôn ngữ Anh.
- nhận biết các từ vựng cơ bản
Có nhiều ứng dụng giúp bạn giải quyết 2 việc trên, bạn nên đọc bài viết chi tiết về phần mềm học tiếng Anh cho người mới bắt đầu. Ở đây, mình sẽ nêu ra 3 phần mềm mình thấy phù hợp nhất.
Xem thêm
- 5 Phần Mềm Học Tiếng Anh Tốt Nhất cho Người Mới Bắt Đầu
- 9 Ứng Dụng Học Từ Vựng Tiếng Anh Giúp Bạn Nâng Cao Vốn Từ Vựng
1 Duolingo
|
Điểm nổi bật
Đây là ứng dụng học ngoại ngữ có cộng đồng người dùng lớn nhất thế giới, hơn 300 triệu người. Có thể bạn cũng đã biết đến.
Ứng dụng đưa ra các bài học tuần tự. Bạn cần làm hết bài 1 rồi mới chuyển sang bài 2. Như vậy, nếu bạn đang tự học, bạn cũng không phải lo không có giáo trình học tuần tự. Các bài tập của Duolingo được thiết kế cho người như bạn.
Nhược điểm
Dạng câu hỏi bài tập chưa đa dạng. Có thể bạn sẽ thấy nhàm chán và khó duy trì cho đến cuối cùng.
Ứng dụng chỉ tập trung vào học từ vựng, các mẫu câu cơ bản, thiết kế cho người học tiếng. Vì vậy, có thể bạn sẽ thấy nó không sát với cách người bản xứ vẫn đang nói chuyện với nhau lắm.
Hoàn thành hết các bài tập ở Duolingo, có thể bạn vẫn chưa thể giao tiếp được với người bản xứ. Nhưng ít nhất bạn cũng sẽ không cảm thấy xa lạ với mặt chữ tiếng Anh. Bạn có thể đọc được những câu tiếng Anh cơ bản, ngắn gọn.
2
eJOY English
|
Tải eJOY App Miễn Phí
Điểm nổi bật
Khác với ứng dụng ở trên, ra đời sau và thừa hưởng những công nghệ mới nhất của kỷ nguyên công nghệ 4.0, ứng dụng eJOY English đã có thể giúp bạn nhập tâm hoàn toàn trong môi trường tiếng Anh. Bạn nghe, bạn đọc, bạn nói tiếng Anh thoả thích. Nội dung học trên eJOY không phải là những bài học khuôn mẫu. Trái lại, đó là những video giải trí, khám phá, truyền cảm hứng của cộng đồng nói tiếng Anh.
Bạn có thể hoài nghi rằng, người mới bắt đầu làm sao xem hiểu được. Nhưng thực ra, các video đều được phân loại theo trình độ. Bạn có thể xem các video ở trình độ Sơ cấp với phụ đề tiếng Anh, một số video còn có phụ đề tiếng Việt. Ngầu nhất là bạn có thể bấm vào bất kỳ từ vựng nào trên phụ đề để tra nghĩa. Lưu từ vựng vào sổ từ – Chơi game với từ để ghi nhớ.
eJOY cũng tích hợp công nghệ nhận diện giọng nói để bạn kiểm tra khả năng phát âm của mình.
Nhược điểm
eJOY không đưa ra cho bạn một trình tự các từ vựng phải học từ dễ đến khó. Trái lại, bạn sẽ tự mình lựa chọn từ vựng cần học.
3
Rosetta Stone
Điểm nổi bật
Rosetta Stone có nguồn gốc khá lâu đời, thành lập từ những năm 90 tại Mỹ. Ứng dụng cũng thiết kế chuỗi bài tập theo thứ tự từ những từ vựng đơn giản nhất.
Khác với Duolingo chỉ dừng lại ở nghe và nhìn thấy chữ cái, từ vựng, Rosetta Stone sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói để giúp bạn luyện phát âm những từ vựng cơ bản.
Nhược điểm
Cũng như Duolingo, ứng dụng không mang lại cho bạn cảm giác gần sát nhất với cách mà người bản xứ đang giao tiếp với nhau. Nội dung học vẫn là những câu từ rất đơn giản, cơ bản, khuôn mẫu.
Kết thúc chuỗi bài tập cho trình độ cơ bản, bạn có thể biết cách nói một số từ vựng và câu cơ bản. Bạn cũng sẽ quen với một số tình huống giao tiếp sơ cấp.
Ngoài các ứng dụng trên, bạn có thể tham khảo phần chia sẻ chi tiết của mình về các ứng dụng khác bao gồm:
4 English Attack
|
5 eWa
6 Busuu
7 Mondly
13 Phần mềm học tiếng Anh giao tiếp
Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, truyền tải và tiếp nhận thông tin. Vì vậy chắc chắn bạn luôn có nhu cầu học tiếng Anh phục vụ cho mục đích giao tiếp. Cho dù đó là giao tiếp cơ bản hay giao tiếp thương mại, ngoại giao, bạn đều cần:
- luyện nghe càng nhiều càng tốt
- luyện nói càng nhiều càng tốt
- biết cách sử dụng các từ vựng, cụm từ, mẫu câu giao tiếp phổ thông
Xem thêm
1
ABA
Điểm nổi bật
Đây là một trong những ứng dụng mình khá ưng để luyện giao tiếp vì:
- Ứng dụng được phát triển dựa trên sự hợp tác với Hội đồng khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge nên nội dung được đảm bảo độ chính xác về chính tả, phát âm, và ngữ pháp.
- Nội dung các bài hội thoại mẫu không đơn điệu như trong các giáo trình cổ điển. Có sự gần gũi với cách người bản xứ vẫn giao tiếp hàng ngày.
- Hỗ trợ luyện nghe và nói với nhiều dạng bài tập
- Được thiết kế theo các chủ đề, nội dung phong phú. Có lộ trình rõ ràng nhưng không bắt buộc người học phải tuân theo đúng lộ trình đó.
- Có bài kiểm tra đánh giá hoàn thành bài học.
- Có thi lấy chứng chỉ theo khung tiêu chuẩn Châu Âu.
- Phiên bản web có thể đăng ký học 1-1 với giáo viên.
Nhược điểm
Chưa có công cụ giúp đánh giá khả năng nói, phát âm của người học. Bạn sẽ phải tự đánh giá. Rất tiếc nữa là ứng dụng không có giao diện tiếng Việt, vì vậy các bạn mới bắt đầu học sẽ thấy khá thử thách để học theo ABA English.
2
Tandem
Điểm nổi bật
Tandem hoạt động như một mạng xã hội kết nối những người có nhu cầu học ngoại ngữ với nhau và cả với những gia sư ngôn ngữ. Tính đến thời điểm viết bài (tháng 09/2018), Tandem là mạng xã hội học ngoại ngữ đem lại cho mình cảm giác tin cậy và chuyên nghiệp nhất.
Nhược điểm
Vì Tandem tập trung vào kết nối người học với người học, người học với người dạy nên bạn sẽ không tìm thấy giáo trình hay từ vựng, bài học để luyện tập. Tandem cũng không có tính năng đánh giá phát âm của bạn. Tất cả đều phụ thuộc vào sự chủ động giao tiếp, kết nối với người dạy và các bạn học khác.
3
eJOY English
|
Tải eJOY App Miễn Phí
Điểm nổi bật
Thực sự eJOY English là một lựa chọn không thể thiếu để bạn luyện nghe nói, giao tiếp tiếng Anh. eJOY có hơn 30,000 video được tuyển lựa, bao gồm cả phụ đề tiếng Anh để bạn ngập tràn trong thế giới Anh ngữ. eJOY thiết kế tính năng chuyên để phục vụ cho nhu cầu học tiếng Anh như:
- Nghe chậm, nghe nhắc lại
- Play/ pause thuận tiện cho việc luyện nói đuổi (shadowing)
- Phát video ở chế độ nền để luyện nghe thụ động, một dạng tắm ngôn ngữ như phương pháp Effortless English
- Tra từ và lưu từ để học ngay khi xem video
- Game Speaking được thiết kế ngay trong video để bạn luyện nhại giọng và kiểm tra độ chính xác
Nhược điểm
eJOY chưa làm được tính năng kết nối người học như Tandem và cũng chưa có hệ thống bài học theo lộ trình hoặc các đơn vị học phần (unit) như ABA. Chắc chắn eJOY sẽ cần phải phát triển không gian cộng đồng cho các thành viên giao lưu thì lúc đó mới thực sự hỗ trợ toàn diện cho người học phát triển kỹ năng giao tiếp. Vẫn còn rất nhiều phần mềm hấp dẫn khác giúp bạn luyện nghe nói tốt. Bạn đừng bỏ qua danh sách và thông tin chi tiết mà chúng mình tổng hợp ở bài viết Phần mềm học tiếng Anh giao tiếp.
4 Cambly
5 English Central
6 Busuu
7 Speaking Pal
8 English Conversation Practice
9 Fluentu
10 Yabla
|
11 Hellotalk
7 Phần mềm học tiếng Anh cho trẻ em
Mình theo quan điểm cách học hiệu quả nhất đối với trẻ em là giao tiếp thật nhiều với các bạn và người thân trong gia đình. Vì trẻ em bắt chước rất nhanh nên bạn không cần lo lắng là bé sẽ không nhớ được các từ mới tiếng Anh. Tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng có thể nói chuyện tiếng Anh với con hoặc không phải bé nào cũng có bạn bè biết nói tiếng Anh. Khi đó, chúng ta cũng cần cân nhắc có thêm một ứng dụng để con vừa chơi vừa học. Quan trọng là bạn sẽ hạn chế thời gian để bé không ham chơi trên máy tính bảng hoặc điện thoại nhiều quá. Thói quen đó không tốt cho sức khoẻ của bé cũng như sự phát triển não bộ của bé. Bạn có thể đọc bài chi tiết về các ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ em. Ở đó chúng mình có gợi ý cách kết hợp giữa cho bé học qua phần mềm và các hoạt động bên ngoài để bé phát triển tốt nhất.
Xem thêm
1
ABCmouse
Điểm nổi bật
Nếu bạn đang tìm kiếm ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ em, khả năng là bạn sẽ không tìm thấy ABCmouse vì thực ra đây là ứng dụng dành cho trẻ em Mỹ học đánh vần, toán, âm nhạc, hội hoạ, xã hội. Nhưng mình vẫn đưa vào danh sách học tiếng Anh cho trẻ em vì mình tin rằng trẻ em Việt Nam hoàn toàn có thể học theo được. Các bài học trong ứng dụng thiết kế rất sống động, cả về âm thanh và hình ảnh. Nội dung rất gần gũi với đời sống, đơn giản và dễ hiểu. Sẽ hơi có sự khác lạ một chút về văn hoá đối với các bé Việt Nam do nội dung vốn gần với môi trường ở Mỹ. Nhưng đó không phải vấn đề lớn vì bình thường bé vẫn được tiếp xúc với các phim hoạt hình Mỹ rồi. Điểm cực kỳ nổi bật nữa là, bố mẹ có thể theo dõi quá trình học tập của bé để giúp con học tốt hơn.
Nhược điểm
ABCmouse không chỉ tập trung vào tiếng Anh mà còn các kiến thức xã hội khác. Vì vậy ứng dụng có khá nhiều tính năng, có thể sẽ khiến bé thấy khó tương tác lúc đầu mới dùng. Về mặt trải nghiệm sản phẩm, ứng dụng sẽ tốn khá nhiều bộ nhớ trên máy do nặng về đồ hoạ và âm thanh. Tốc độ internet cũng phải ổn định và tốt thì trải nghiệm các thao tác của bé mới nhanh và hiệu quả. Ngoài ra, ứng dụng được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh nên đó sẽ là một trở ngại đối với bố mẹ khi giúp con học nếu bố mẹ chưa có vốn từ Anh ngữ.
2
Monkey Junior
Điểm nổi bật
Ứng dụng thiết kế khá đơn giản và vẫn đảm bảo có hình ảnh, âm thanh để bé không bị chán. Có lẽ vì ứng dụng được thiết kế cho các bé Việt Nam nên có hướng dẫn tiếng Việt. Bố mẹ có thể hướng dẫn con học dễ dàng. Bé sẽ tập trung học từ vựng với flashcard, học cách đánh vần và chơi game để quen mặt chữ.
Nhược điểm
Ứng dụng không có các bài hát thiếu nhi hay các mẩu chuyện, mẫu câu dài để bé quen với âm thanh tiếng Anh. Có thể việc học qua flashcard sẽ khiến bé nhanh chán.
3
Lingokids
Điểm nổi bật
Ứng dụng được thiết kế rất hấp dẫn, nhiều hình ảnh sống động, có cả cử động, âm thanh và bé có thể tương tác với nhân vật trong ứng dụng.
Nhược điểm
Ứng dụng chỉ có tiếng Anh, không có tiếng Việt nên đó có thể là một trở ngại để bố mẹ học cùng bé. Ngoài ra, ứng dụng không có bài tập đánh vần và chữ cái để bé làm quen với mặt chữ tiếng Anh.
4 eJOY App – Kids’ Movies
|
Tải eJOY App Miễn Phí
5 Learn English Kids: Playtime
6 Fun English
7 English for kids
|
11 Phần mềm luyện viết tiếng Anh
Viết là kỹ năng khó nhất trong 4 kỹ năng tiếng Anh. Và bạn cũng như mình, chúng ta gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến viết:
- ngữ pháp sai, chính tả sai
- vốn từ vựng hạn chế, không tìm được từ để diễn đạt, từ bị lặp lại nhiều, không biết cách sử dụng từ
- bí ý tưởng để viết
Bạn đừng quá lo lắng nhé. Đã có ứng dụng giúp chúng ta tự tin viết tiếng Anh mượt mà, phong phú hơn đó.
Xem thêm
- 9 công cụ tuyệt vời giúp bạn viết tiếng Anh hiệu quả
- 22 Khoá Học Luyện Viết Tiếng Anh Miễn Phí Trên Internet
1
Grammarly
|
Điểm nổi bật
Grammarly là một trong những ứng dụng tốt nhất về sửa lỗi ngữ pháp, chính tả hiện nay. Mỗi khi bạn viết trên mạng xã hội, hay soạn thảo nội dung trên word, google doc, Grammarly sẽ đánh dấu lỗi sai nếu có và gợi ý bạn cách sửa. Thật quá tiện lợi phải không. Mình chưa tìm thấy ứng dụng nào làm điều này tốt hơn Grammarly.
Nhược điểm
Tuy nhiên, mình vẫn bắt gặp những lúc Grammarly không nhận ra được những lỗi cơ bản. Điều đó làm mình cũng ngạc nhiên. Với những bạn ngữ pháp còn yếu, phụ thuộc vào Grammarly nhiều sẽ khiến các bạn bị chủ quan và không hình thành được thói quen viết đúng ngữ pháp ngay từ đầu.
2
Ludwig Guru
|
Điểm nổi bật
Nếu bạn đang viết bài luận tiếng Anh và lăn tăn không biết mình dùng từ này có đúng cách không, hãy cứ viết ra, copy cả đoạn đó và search trên Ludwig. Ludwig sẽ đưa ra một loạt các ví dụ sử dụng từ vựng đó khác nhau. Ví dụ được trích từ các bài báo uy tín, để đảm bảo độ chính xác về ngữ pháp, chính tả và văn phong.
Nhược điểm
Ứng dụng không giải thích cho bạn lý do vì sao từ vựng lại được sử dụng như vậy. Bạn phải tự tìm hiểu để hoàn thiện kiến thức cho mình. Đối với các bạn mới bắt đầu, nếu các bạn áp dụng một cách rập khuôn từ ví dụ vào bài làm của mình mà không hiểu lý do vì sao, thì đôi khi bạn sẽ mắc phải sai lầm về cách dùng từ mà bạn không hề biết.
3
Hemingway
|
4 Prowriting Aid
|
5 Ozdic – collocation
|
6 Quora
7 Hubspot’s Blog Topic Generator
|
8 Thesaurus
|
10 eJOY Word Master
|
Tải eJOY Word Master Miễn Phí
11 Readable.io
|
Vì sao sử dụng phần mềm để học tiếng Anh
Mình đã học tiếng Anh được 25 năm nay kể từ ngày chưa có công nghệ phần mềm nào hỗ trợ tiếng Anh cho đến giờ, thời điểm mà ứng dụng thông tin bùng nổ.
Phải khẳng định một điều rằng, nếu không có các phần mềm học tiếng Anh này, chúng ta vẫn có thể học tiếng Anh giỏi được. Vậy các ứng dụng, phần mềm, app mang lại lợi ích gì?
#Học mọi lúc mọi nơi
Khi chưa có phần mềm, chúng ta sẽ phải đợi đến lúc về nhà, ngồi vào bàn, mở sách vở ra thì mới học được tiếng Anh. Hoặc đợi trên TV có chương trình dạy tiếng Anh. Hoặc mua đĩa CD và mở chương trình học tiếng Anh để xem.
Nhưng với công nghệ hiện nay, chỉ cần cài ứng dụng vào điện thoại, laptop thì dù đang ở nhà hay đang đi chơi, bạn vẫn có thể học được tiếng Anh. Mình thích nhất là những lúc đi xe bus, có thể mở app tiếng Anh ra chơi game, học bài.
#Tập hợp các bài học sinh động, phong phú
Nếu không có các ứng dụng điện thoại, chúng ta sẽ phải mua sách, vở, băng đĩa để đọc, nghe, xem các nội dung tiếng Anh. Số lượng nội dung cũng hạn chế, và đa phần là nội dung học tập, viết cho người học. Đặc điểm của những nội dung đó là khô khan, buồn tẻ, không gần với thực tế giao tiếp của người bản xứ.
Nhưng chỉ với chiếc điện thoại thông minh thôi, bạn đã có thể cài ứng dụng với hàng trăm, hàng nghìn video, bài viết, bài nghe bằng tiếng Anh. Không chỉ là những bài được viết cho người học tiếng, mà còn cả những nội dung đời thực, dành cho chính người Anh, người Mỹ xem. Những nội dung đó, hài hước, chân thực, phong phú, bổ ích khiến chúng ta thực sự nhập tâm vào việc học và hứng thú với ngôn ngữ Anh.
#Tổ chức, lưu giữ nội dung học tiện lợi
Lợi ích này không phải ứng dụng nào cũng đáp ứng. Nhưng một khi đã có thì bạn sẽ cảm thấy được giải phóng sức lao động rất nhiều.
Hãy tưởng tượng, bạn phải ghi chép 10 từ mới mỗi ngày, sau 30 ngày bạn có 300 từ vựng. Nếu không có một công cụ để lưu trữ, tổ chức, tìm kiếm thì việc học lại 300 từ đó quả là vất vả, và tốn thời gian.
Hay trong một bối cảnh khác, bạn đã học được 1 tháng. Sau một tháng bạn muốn nhìn lại kết quả học tập của mình một cách hệ thống để xem mình đã làm tốt kỹ năng nào, chưa tốt chỗ nào. Nếu bạn tự ghi chép lại và tự vẽ biều độ minh hoạ thì bạn quá siêng và quá hiếm. Thực sự phải cảm ơn máy móc, phần mềm đã làm thay chúng ta công việc thủ công, tỉ mẩn đó. Chúng ta chỉ cần bấm nút và xem kết quả mà thôi.
Cách kết hợp ứng dụng học tiếng Anh hiệu quả
Danh sách trên có thể khiến bạn choáng ngợp vì có quá nhiều ứng dụng để học khác nhau. Đôi khi việc có quá nhiều lựa chọn cũng là một bất lợi. Bản thân mình cũng gặp phải sự “hoang mang style” đó. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các câu hỏi gợi ý sau đây của mình để tự lọc ra những ứng dụng phù hợp nhất trên máy của bạn.
Những câu hỏi giúp bạn tìm ra ứng dụng phù hợp
- Mục tiêu bạn cần học tiếng Anh là gì? Trong bao lâu?
- Các kỹ năng/các phần bạn cần tập trung nhiều thời gian (nghe, nói, đọc, viết, ngữ pháp, từ vựng)
- Thời gian bạn có thể dành để học tiếng Anh mỗi ngày?
- Ngân sách bạn có thể dành cho việc học tiếng Anh mỗi tháng?
- Bạn tự học hay có người hướng dẫn (người hướng dẫn có thể là bạn bè trợ giúp miễn phí hoặc là thầy cô giáo tiếng Anh)?
Mình đã tự trả lời 5 câu hỏi như thế nào?
Đây là cách mình đã áp dụng các câu hỏi trên để tìm ra danh sách 10 ứng dụng mình cần nhất.
- Mục tiêu của mình cần đạt IELTS 8.0 vào cuối năm 2018. Như vậy, kể từ lúc đặt mục tiêu cho đến lúc kết thúc mình có 6 tháng để thực hiện.
- Các kỹ năng cần tập trung: mình chưa quen với các dạng bài thi IELTS. Vốn từ vựng của mình dành cho các chủ đề học thuật còn khá khiêm tốn. Phát âm của mình mới chuẩn được 60%. Kỹ năng viết yếu hơn 3 kỹ năng còn lại. Ngữ pháp khá vững. Từ những đánh giá đó, mình thấy cần phải tập trung cho:
- Phát triển vốn từ vựng, tập trung 30 phút để ôn luyện từ
- Luyện phát âm, nhại theo người bản xứ – tranh thủ lúc đi bus và nấu ăn
- Luyệt viết mỗi ngày 30 phút
- Luyện làm quen với đề thi trong 1 tháng trước khi thi, mỗi ngày dành ra 30 phút làm đề. Lúc đó sẽ không luyện viết nữa nhưng từ vựng vẫn cần duy trì.
- Thời gian: vì đi làm cả ngày nên mình chỉ có thể dành được tối đa 1 tiếng để tập trung học. Các thời gian còn lại như đi xe bus đi làm, nấu ăn mình chỉ có thể nghe video tiếng Anh và nói nhại lại theo.
- Ngân sách: vì mình không có dư dả lắm và phải tiết kiệm cho các dự định tương lai cũng khá cần tiền, nên mình chỉ dành được tối đa 300.000 đ/ tháng cho việc học tiếng Anh.
- Tự học: bạn bè và đồng nghiệp xung quanh mình không có ai đặt mục tiêu giống mình nên sẽ khá khó để học nhóm chung.
Đây là 7 ứng dụng mình lựa chọn
Từ việc trả lời 5 câu hỏi trên, mình vạch ra các yêu cầu:
- Tận dụng các ứng dụng miễn phí có nguồn tài liệu chuẩn chỉnh về kỳ thi IELTS
- Cần có ứng dụng giúp mình học từ vựng hiệu quả mỗi ngày, và đây là những từ vựng học thuật, được lấy từ sách báo, video bài giảng theo các chủ đề của IELTS
- Tìm ứng dụng giúp mình luyện viết: sửa lỗi chính tả, ngữ pháp nếu có, gợi ý cách dùng từ.
- Ứng dụng luyện nghe thụ động khi đi lại, nấu nướng, luyện nói nhại theo.
Từ 4 điểm trên mình đã tìm ra 7 ứng dụng:
- Ứng dụng kỳ thi IELTS – tài liệu chuẩn và bài ôn tập mẫu.
- Ứng dụng eJOY English để học từ vựng mỗi ngày, luyện nghe, luyện nói. Điều tuyệt vời là eJOY giúp mình giải quyết được 3 vấn đề gồm từ vựng, luyện nghe, luyện nói. Tất cả trong một. Và với một tài khoản mình có thể dùng ở nhiều thiết bị. Cực kỳ tiện lợi cho người đi làm như mình.
- Ứng dụng luyện viết gồm: Ludwig, Grammarly, Thesaurus, Ozdic
- Ứng dụng để rèn luyện phản xạ giao tiếp với người bản xứ: Tandem. Vì không có bạn để luyện cùng nên mình sẽ dành một tháng cuối tăng thời gian tương tác với các bạn nước ngoài.
Đa phần các ứng dụng này mình đều có thể dùng miễn phí. Với ngân sách 300.000đ/ tháng mình hoàn toàn có thể trả phí cho 3 ứng dụng sau khi cần:
- eJOY English: ~ 160.000đ/tháng – Web app | Chrome extension | iOS | Android
- Ludwig: ~ 50.000đ/ tháng – Web app
- Tandem: sẽ trả tiền để nói chuyện với gia sư khi cần (ưu tiên tháng cuối) – iOS | Android
Lời kết
Bài viết này là tất cả tâm huyết của mình với hy vọng các bạn sẽ tiết kiệm được rất rất nhiều thời gian tìm kiếm những ứng dụng phù hợp. Mình cũng mong rằng phần chia sẻ ở cuối bài cũng giúp bạn hình dung chi tiết cách đặt câu hỏi, tiêu chí để lọc được những ứng dụng quan trọng nhất cho bạn. Nếu bạn đang cần tìm danh sách phần mềm học tiếng Anh cho những mục tiêu khác mục tiêu của mình, và bạn cần trợ giúp? Hãy để lại lời nhắn ở comment, mình sẽ dành thời gian trả lời. Nếu cần mình sẽ viết một bài khác để gợi ý các ứng dụng cụ thể cho mục tiêu tiếng Anh của bạn nhé.