Việc nói chuyện bằng tiếng Anh với một người mới quen có làm bạn thấy lúng túng e ngại không? Hãy đọc bài viết chia sẻ một số bí quyết giao tiếp tiếng Anh để bắt đầu một cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh thật hiệu quả bạn nhé!
1. Bước làm quen – Break the Ice
“Break the ice” là một cách diễn đạt trong tiếng Anh có nghĩa là “bước đầu làm quen với ai đó.”
Có rất nhiều cách để bắt đầu nói chuyện với một ai đó, bạn có thể chọn cách nào bạn thấy phù hợp và thoải mái nhất. Và quan trọng là đừng quên ngôn ngữ cử chỉ (body language) và một nụ cười để tạo cảm giác thân thiện nhé.
Hãy xem ví dụ sau về cuộc gặp giữa An và Min, hai người đang cùng tham gia một cuộc hội thảo:
Ngoài ra để giới thiệu tên, bạn cũng có thể dùng những cấu trúc khác như:
My name is… (Tên tôi là…)
You can call me…. (Bạn có thể gọi tôi là… )
Sau khi đã giới thiệu tên một cách chính thức với nhau, thường câu tiếp theo sẽ là “Nice to meet you”, “ Pleased to meet you”… đây là một cách nói lịch sự để bày tỏ niềm vui và sự vinh hạnh khi làm quen với đối tác.
Đơn giản hơn, bạn có thể bắt đầu cuộc nói chuyện bằng cách dùng một số câu chào phổ biến như “Good morning,” “Good afternoon” và “Good evening.”
Hoặc bạn cũng có thể hỏi một số câu hỏi ví dụ như:
– Excuse me, do you know what time it is? (Xin lỗi, bạn có biết mấy giờ rồi không?)
–Sorry to bother you, but where is the meeting? (Xin lỗi nếu làm phiền nhưng buổi họp sẽ diễn ra ở đâu nhỉ?)
– Excuse me, are you going to the English class? (Xin lỗi, có phải bạn đang đi đến lớp tiếng Anh không?)
Trong bối cảnh thường ngày, bạn còn có thể bắt đầu cuộc nói chuyện bằng cách đưa ra một lời khen. Nhưng nhớ lựa chọn đối tượng để khen một cách tế nhị nhé. Ví dụ khi muốn bắt chuyện với một bạn gái mặc một chiếc váy rất xinh bạn có thể tiến tới và bắt đầu bằng cách: “I love your dress.” (Mình thích cái váy của bạn). Hoặc nếu bối cảnh gặp nhau là ở ngoài đường, trong công viên bạn hoàn toàn có thể bắt đầu cuộc nói chuyện bằng cách nói “Your dog is so cute. What is its name?”
2. Lắng nghe và đặt câu hỏi
Đặc biệt là khi bạn chưa thật tự tin với khả năng nói tiếng Anh thì vào vị trí lắng nghe sẽ khiến cho cuộc giao tiếp dễ dàng hơn. Để đặt tiếp câu hỏi thì bạn cần chú ý đến câu trả lời cho những câu hỏi ban đầu phía trên. Bạn có thể xem tiếp ví dụ sau về cách tiếp tục đặt câu hỏi cho cuộc nói chuyện đầu tiên này:
Đây là cách An tiếp tục cuộc đối thoại đầu tiên với Min. Bằng cách đặt các câu hỏi tiếp theo câu hỏi “How are you?” An đã biết thêm một số thông tin khác về Min một cách rất tự nhiên.
Giả sử An bắt đầu hỏi Min một câu hỏi khác:
Ở đây, cuộc nói chuyện hơi khác đi một chút vì An bắt đầu bằng câu hỏi “Where are you from?” nhưng những nội dung nói về bản thân vẫn dần dần được hé lộ qua các câu hỏi và mạch của câu chuyện.
Thông thường khi gặp một người lần đầu, chúng ta có những mạch hội thoại tương tự để giới thiệu về bản thân và để làm quen với đối tác, bởi thế việc có ý tưởng về một số nội dung để dẫn dắt sẽ khiến cho việc giao tiếp dễ dàng hơn.
Hãy xem tiếp cuộc nói chuyện trên giữa An và Min trước khi bắt đầu cuộc hội thảo.
Một lưu ý là nếu bạn bắt chuyện và giới thiệu trong những bối cảnh trang trọng như hội thảo hay một cuộc gặp gỡ về công việc, nói về công việc sẽ là một lựa chọn an toàn.
3. Chuẩn bị cho những câu hỏi cơ bản
Một cuộc đối thoại luôn là hỏi và trả lời.
Người hỏi cũng sẽ đến lúc vào vị trí của người trả lời và trả lời cho những câu hỏi tương tự như những câu hỏi họ đã đưa ra. Bởi thế việc chuẩn bị sẵn câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến này sẽ khiến cuộc đối thoại và việc giới thiệu bản thân của bạn dễ dàng hơn, ít có nguy cơ mắc lỗi.
Cần lưu ý một số câu hỏi trong nhiều ngữ cảnh giao tiếp tiếng Anh sẽ được coi là riêng tư ví dụ như câu hỏi về tuổi “How old are you?” (Bạn bao nhiêu tuổi?), tình trạng hôn nhân “Are you married/ Are you single?” (Bạn đã lập gia đình chưa? Bạn còn độc thân không?), mức lương của người khác “How much do you earn?” (Bạn kiếm được bao nhiêu tiền?), “What is your current salary?” (Mức lương hiện tại của bạn là gì?)… Trừ khi đối tác chủ động đưa ra thông tin thì chúng ta không nên đặt câu hỏi.
Tất nhiên trong từng điều kiện cụ thể bạn cần có câu trả lời riêng tuy nhiên vẫn có thể chuẩn bị trước một số câu trả lời khái quát, sau đó có thể thêm thắt vào một số chi tiết.
4. Có cách rút lui hợp lý
Cuộc nói chuyện nào cũng sẽ có hồi kết. Các bạn sẽ phải có cách để dừng cuộc nói chuyện. Và tất nhiên có cả trường hợp cuộc nói chuyện không diễn ra suôn sẻ. Sẽ có thể bạn không còn gì để nói hoặc không thấy được sự kết nối với người đối diện nên sẽ cần có một cách rút lui lịch sự. Ai lại muốn tiếp tục một cuộc nói chuyện có quá nhiều khoảng lặng giữa những người mới quen nhỉ. Hãy tham khảo những cách sau:
Excuse me, I need to find my friend/go to a meeting. (Xin lỗi, mình cần tìm bạn mình/cần tới một cuộc họp.)
Well, it’s been lovely talking to you. But I have to leave now. (Thật vui được nói chuyện cùng bạn. Nhưng mình phải đi rồi.)
Nice to meet you, Min. See you around. (Rất vui được gặp bạn, Min. Gặp bạn sau nhé.)
Enjoy your time here! (Tận hưởng khoảng thời gian ở đây nhé!)
Đừng quên ngôn ngữ cử chỉ, đưa tay ra bắt tay chẳng hạn để hàm ý rằng bạn đang muốn kết thúc cuộc nói chuyện một cách lịch sự và thân thiện.
5. Hãy nhớ mỉm cười
Tưởng tượng xem giữa một nơi xa lạ sẽ tốt biết bao nếu có ai đó đến và làm quen với bạn. Người khác cũng nghĩ như vậy đấy. Kể cả nếu bạn mắc lỗi và lúng túng đôi chút, cũng đừng lo lắng. Mọi người sẽ nhớ về nụ cười và sự thân thiện của bạn chứ không nhớ đến những lỗi sai này đâu.
Để tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh bạn đừng quên tự luyện thật nhiều ở nhà, với bạn hoặc với chính mình trước gương. Đọc thêm những bài viết về luyện nói tiếng Anh của chúng mình tại đây nhé.
Hoặc bạn có thể tìm xem những video về giới thiệu bản thân trên trang web của eJOY Go hay sử dụng ứng dụng học tiếng Anh của eJOY, luyện giới thiệu về bản thân và luyện những mẩu hội thoại thuộc nhiều tình huống khác nhau nhé!
Tải ứng dụng eJOY cho điện thoại.
Chúc các bạn nói tiếng Anh thật vui!