Chiến Lược và Cấu Trúc Tiếng Anh Giới Thiệu Bản Thân cho Người Đi Làm

0
3590
Chiến Lược và Cấu Trúc Tiếng Anh Giới Thiệu Bản Thân cho Người Đi Làm

Bạn đang có ý định tham gia phỏng vấn một công ty nước ngoài, với điều kiện làm việc, chế độ phúc lợi, hay mức lương tốt hơn? Bên cạnh kinh nghiệm và khả năng làm việc tốt, bạn còn phải đáp ứng nhu cầu giao tiếp ngôn ngữ khi muốn ứng tuyển cho những công ty này. Phỏng vấn chính là chìa khoá tạo ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng với bạn. Và chắc chắn rồi, cuộc phỏng vấn này sẽ bằng Tiếng Anh! Rõ ràng việc giới thiệu về chính mình không phải là khó. Nhưng trong một khoảng thời gian ngắn ngủi của buổi phỏng vấn, lựa chọn việc nói gì và nói ra sao về bản thân, và lại bằng Tiếng Anh nữa, thật không phải là điều dễ dàng nếu như bạn không có sự chuẩn bị trước. Mình sẽ giúp bạn vạch ra chiến lược và cấu trúc Tiếng Anh giới thiệu bản thân để ghi điểm với câu hỏi “Please tell me about yourself” trong bài viết dưới đây nhé!

Học tiếng Anh cùng eJOY

Cấu trúc trả lời câu hỏi “Tell me about yourself”

Trước khi đi vào cấu trúc 3 phần để trả lời câu hỏi “Tell me about yourself” dưới đây, mình muốn giới thiệu tới các bạn một số câu thoại xã giao khởi đầu câu chuyện, giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi giới thiệu bản thân.

1. Chào hỏi

Đây chính là phần mở đầu “break the ice” của cuộc hội thoại, trước khi tiến đến câu hỏi chính “Please tell me about yourself”. Cũng như Tiếng Việt, trong Tiếng Anh có rất nhiều các cách chào hỏi khác nhau. Để mở đầu phỏng vấn, bạn có thể dùng cách chào Xã giao “Hi”, “Hello”, “Good morning” đi kèm với “It’s nice to meet you”, “It’s a pleasure to meet you”, hay “It’s my pleasure”.

Ví dụ

  • Hello, Ms Jenny. I’m Peter Clark. Thanks so much for your coming in.

(Xin chào cô Jenny. Tôi là Peter Clark. Cảm ơn cô đã tham dự buổi phỏng vấn)

Hi, I’m Jenny. It’s my pleasure, thanks so much for meeting with me.

(Xin chào, Tôi là Jenny. Đó là hân hạnh của tôi, cảm ơn ông đã dành thời gian trao đổi với tôi)

Mục đích “Small talk” để khởi đầu buổi nói chuyện một cách thoải mái và thân thiện hơn. Bạn sẽ cùng với interviewer “warm up” buổi phỏng vấn bằng lời chào hỏi, cái bắt tay và một vài câu “chit chat” về giao thông, thời tiết hay cuối tuần của bạn… Bạn chỉ cần lịch sự và trả lời ngắn gọn các câu hỏi, và đừng quên hỏi lại người phỏng vấn để tạo một cuộc đối thoại thay vì độc thoại nhé.

Ví dụ

  • How are you doing? (Bạn cảm thấy thế nào?)

I’m good, thank you. And you? (Tôi khoẻ, cảm ơn anh. Còn anh thì sao?)

  • Did you have any trouble finding the office?

(Anh có gặp khó khăn khi tìm đường đến văn phòng không?)

– No, the directions on the website were great.

(Ồ không, chỉ dẫn đường trên website rất rõ ràng)

– Oh yes, a little bit at first. There are five buildings here and I got lost on Building A for a while.

(Ồ có, một chút khó khăn lúc đầu. Có năm toà nhà ở đây và tôi đã bị lạc một lúc trong toà nhà A)

  • Did you do anything interesting over the weekend?

(Chị có làm điều gì thú vị cuối tuần vừa rồi không?)

Yes, I brought my little kids to a Botanic Garden to enjoy fresh air and jog around the lake.

(Có, tôi đưa lũ nhỏ tới Công viên Bách thảo để thưởng thức không khí trong lành và chạy bộ quanh hồ)

That sounds nice (Nghe thật thích)

It was. And you? (Đúng vậy. Còn anh thì sao?)

Bạn hãy xem một tình huống Small talk trong video dưới đây nhé:

2. Bạn là ai?

Ngay phần đầu tiên bạn nên giới thiệu bản thân một cách chuyên nghiệp, một nhận định tổng quan đưa ra được thế mạnh và mang lại cảm nhận ban đầu về cá tính của bạn. Phần này bạn nên dùng 2 hay 3 câu ngắn để giới thiệu về bản thân mình, như: Tên, vị trí công việc hiện tại của bạn, số năm kinh nghiệm, …

Trong phần này, bạn cần chú ý cách sử dụng Thì hiện tại đơnThì hiện tại hoàn thành để giới thiệu công việc hiện tại của mình.

Thì hiện tại đơn là thì dùng để diễn đạt một hành động mang tính thường xuyên, theo thói quen hoặc hành động lặp đi lặp lại có tính quy luật, hoặc diễn tả chân lý và sự thật hiển nhiên.

Cấu trúc giới thiệu công việc

  • I am an …  (enthusiastic project officer with 2 years of experience at Save The Children organization)

(Tôi là một cán bộ dự án nhiệt tâm với 2 năm kinh nghiệm tại tổ chức Save The Children)

  • I work as … (an accountant at KPMG in 4 years)

(Tôi làm công việc kế toán viên tại KPMG trong 4 năm)

  • I work in … (human resource department of VIB bank)

(Tôi làm trong bộ phận nhân sự của ngân hàng VIB)

  • I work for … (Maritime bank as a credit officer)

(Tôi làm cán bộ tín dụng cho ngân hàng Maritime)

  • I’m self-employed = I work for myself (Tôi tự làm cho mình)
  • I have own my business (Tôi tự điều hành công ty riêng)

Cấu trúc nói về công việc chính của bạn

  • I am in charge of … (hiring new employees)

(Tôi chịu trách nhiệm/ quản lý việc tuyển dụng nhân sự mới)

  • I am responsible for … (making monthly social insurance of 100 employees in the company)  

(Tôi chịu trách nhiệm làm bảo hiểm xã hội hàng tháng cho 100 nhân viên của công ty)

  • I have to deal with (many complaints of customers)

(Tôi cần đối mặt/ xử lý với rất nhiều khiếu nại của khách hàng)

  • I run (most of marketing campaigns in 2017)

(Tôi điều hành hầu hết các chiến dịch marketing trong năm 2017)

  • I manage (operation and finance of 3 projects in the North)

(Tôi quản lý hoạt động và tài chính của 3 dự án ở Miền Bắc)

  • My main task is … (doing quarterly tax reports of the company)  

(Công việc chính của tôi là làm báo cáo thuế hàng quý cho công ty)

Thì hiện tại hoàn thành dùng để diễn tả về một hành động bắt đầu ở quá khứ và vẫn tiếp tục ở hiện tại.

Ví dụ

  • I have been …   (a business manager at BigC supermarket for 5 years)

(Tôi đã làm quản lý kinh doanh của siêu thị BigC trong 5 năm)

  • I have worked … (for Vinmart Corp as a Marketing officer since 2015)

(Tôi đã làm nhân viên Marketing cho siêu thị Vinmart từ năm 2015)

3. Kinh nghiệm và các thành tựu nổi bật liên quan

Bạn có thể lựa chọn 2-4 thành tựu trong quá trình học tập, hay công việc trước đó. Điều quan trọng là những thành tựu này cần liên quan đến công việc hiện tại ứng tuyển của bạn, về trình độ, phẩm chất, kĩ năng cần có.

Vì các kinh nghiệm và thành tựu được nói đến đã xảy ra trong quá khứ nên lưu ý, bạn sẽ sử dụng thì quá khứ đơn – diễn tả một hành động, sự vật xác định trong quá khứ hoặc vừa mới kết thúc – khi miêu tả về những kinh nghiệm này nhé!

Ví dụ

  • I attended … (the training of Data Analysis for microfinance practitioners in Thailand in 2016).

(Tôi đã tham dự khoá đào tạo phân tích dữ liệu cho các nhà thực hành Tài chính vi mô tại Thái lan năm 2016)

  • I got … (a Mercedes Benz certificate of The best salesman of the year in 2008).

(Tôi đã nhận chứng chỉ Người bán hàng giỏi nhất năm của Mercedes Benz trong năm 2008)

  • I was awarded … (manager-of-the-year for my innovative strategies for motivating employees to meet and surpass quarterly deadlines)

(Tôi đã nhận giải thưởng Người quản lý của năm cho các chiến lược sáng tạo nhằm thúc đẩy nhân viên đạt và vượt qua được doanh số hàng quý).

13 Từ vựng miêu tả tính cách, sự chuyên nghiệp trong công việc

Dưới đây là một số từ vựng bạn có thể sử dụng để miêu tả phẩm chất trong công việc. Đừng lo vì có quá nhiều từ nhé! Mình sẽ bật mí cách học nhớ lâu và thú vị với các từ vựng này ở phía dưới bài viết đó!

Ambitious adj Có nhiều hoài bão, khát vọng, tham vọng (mong muốn mạnh mẽ và quyết định phải thành công)
Decisive adj kiên quyết, quả quyết, dứt khoát
Sensible adj khôn ngoan, có óc phán đoán (dựa trên kinh nghiệm và lý trí hơn là cảm xúc)
Resourceful adj tháo vát, có tài xoay sở
Genuine adj Thành thật
Humble/ Modest adj khiêm tốn
Hard-working adj chăm chỉ
Meticulous adj Tỉ mỉ, kĩ càng
Patient adj kiên nhẫn, nhẫn nại
Punctual adj đúng giờ
Prudent adj thận trọng, cẩn thận
Diligent adj siêng năng, chuyên cần, cần cù

Bạn có thể dùng cấu trúc:

  • I am a/an + phẩm chất của bạn + person (Tôi là người…)
  • I am not only … but also…. (Tôi không chỉ… mà còn….)
  • I would describe myself/ my personality as …

(Tôi sẽ miêu tả bản thân/ tính cách của mình là…)

  • My strengths/weaknesses are … (Thế mạnh/điểm yếu của tôi là…)

Ví dụ

  • I am an ambitious and diligent person

(Tôi là một người tham vọng và chuyên cần)

  • As an accountant, I am not only meticulous but also prudent.

(Là một kế toán viên, tôi không chỉ là người tỉ mỉ mà còn thận trọng)

16 Từ vựng kĩ năng mềm

Effective communication kĩ năng giao tiếp hiệu quả
Negotiation skill kĩ năng đàm phán
Teamwork skill kĩ năng làm việc nhóm
Project management skill kĩ năng quản lí dự án
Organization skills kĩ năng tổ chức
Problem-solving skill kĩ năng giải quyết vấn đề
Decision-making skill kĩ năng ra quyết định
Time management abilities kĩ năng quản lý thời gian
Inspiring and motivating others truyền cảm hứng và thúc đẩy người khác
Working under pressure chịu được áp lực công việc
Take leadership role giữ vai trò lãnh đạo
Computer skills/ PC skill các kĩ năng vi tính
Self-motivation/ initiative chủ động
Flexibility/ Adaptability inh hoạt , dễ thích ứng
Learn from the critics học hỏi từ lời phê bình
Optimistic attitude thái độ lạc quan

Bạn có thể dùng cấu trúc sau:

  • I am good at … (Tôi giỏi về…)
  • My strengths/weaknesses are … (Thế mạnh/điểm yếu của tôi là…)
  • I have good …
  • I consider myself …
  • I have developed …

Ví dụ

  • After 5 years working as Customer service officer, I have good negotiation and problem-solving skills.

(Sau 5 năm làm cán bộ tư vấn khách hàng, tôi có kĩ năng đàm phán và giải quyết vấn đề tốt)

  • I have managed all the aspects of projects, such as making plan, operating and reporting for 10 years. Then, I learnt effective organization skills and time management abilities to complete my job.

(Tôi đã quản lý tất cả các khía cạnh của các dự án, như lập kế hoạch, vận hành và báo cáo trong 10 năm. Do đó, tôi đã học được kĩ năng tổ chức và khả năng quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành công việc)

  • I’m good at dealing with people/handling stress.

(Tôi giỏi thỏa hiệp với mọi người/giải quyết vấn đề áp lực)

  • In my 8 years of my experience as a sale manager, I have developed strong negotiation and teamwork skills.

(Trong 8 năm kinh nghiệm quản lý kinh doanh, tôi đã phát triển kĩ năng đàm phán và làm việc nhóm rất mạnh mẽ)

Trên đây là từ vựng và cấu trúc bạn có thể sử dụng để giới thiệu các phẩm chất và kĩ năng của minh với nhà tuyển dụng. Bây giờ, mình sẽ bật mí một cách học từ vựng dễ dàng và hiệu quả với bạn nhé!

Bạn download tiện ích eJOY eXtension miễn phí trên Chrome. Sau đó, bôi đen từ vựng bạn không biết, eJOY eXtension sẽ hiện ra nghĩa, phiên âm, nghe cách phát âm của từ đó. Bạn chỉ cần ấn vào nút “add”/”lưu” là từ mới này ngay lập tức đã được lưu vào sổ từ của bạn rồi đó.

Giờ thì, bạn chỉ cần chơi game với những từ mới này hàng ngày để ghi nhớ chúng. Điều đặc biệt là bạn chẳng cần phải nhớ hôm nào học từ nào mà eJOY đã áp dụng thuật toán “Ghi nhớ lặp lại ngắt quãng” một cách thông mình, gợi ý bạn học đúng từ vào đúng lúc bạn sắp quên chúng!

Tiện ích eJOY eXtension tra lưu từ
Tra và lưu từ dễ dàng cùng eJOY eXtension

Tải eJOY eXtension miễn phí tại đây

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm từ vựng chủ đề Employment hoặc In the office trong bộ 3000 Smart words của eJOY nhé.

Sau khi đã lưu các từ mới trên rồi, bạn có thể khám phá thêm tính năng “say it” của eJOY – giúp bạn học thêm cách sử dụng cùng một từ vựng đó trong các ngữ cảnh, phân đoạn khác nhau của các video. Việc học sẽ trở nên thật sinh động và thú vị phải không nào?

Tính năng Say it
Học từ trong nhiều ngữ cảnh khác nhau cùng tính năng “Say it”

Bạn có thể tham khảo Ms Rachel giới thiệu bản thân trong video dưới đây nhé:

4. Tại sao bạn lại ở đây?

Bạn cũng nên cho người tuyển dụng hay từ đâu bạn biết được về công việc và đặc biệt lí do bạn ứng tuyển. Lí do này nên tuân theo 2 nguyên tắc: Trung thực và tích cực. Tại sao lại như vậy? Bạn hãy đọc lí do mình đưa ra 2 nguyên tắc này phía dưới bài viết nhé.

Vì sao bạn biết đến công việc này?

  • I heard about this position from … (one of your current employees, Ryan Smith)

(Tôi đã nghe thông tin tuyển dụng này từ một trong những nhân viên của ông, Ryan Smith)

  • I saw this position on … (LinkedIn/ Vietnamworks)

(Tôi đã nhìn thấy vị trí tuyển dụng này trên Linkedln/ Vietnamworks)

  • I read about the position on … (your website)

(Tôi đã đọc vị trí này trên website của công ty)

Một số cấu trúc lí do ứng tuyển

  • Although I love my current role, I feel I’m now ready for a more challenging assignment and this position really excites me

(Mặc dù tôi yêu thích công việc hiện tại của mình, tôi cảm thấy mình đã sẵn sàng cho một nhiệm vụ thử thách hơn và công việc này thực sự khiến tôi thấy hào hứng)

  • I’ve always been interested in E-Commerce/Marketing/and your company excels (is one of the best) in this field.

(Tôi luôn quan tâm đến thương mại điện tử/marketing và công ty của ông đi đầu trong lĩnh vực này)

  • It sounds like an exciting opportunity and an ideal match with my qualifications.

(Nó giống như một cơ hội thú vị và là một sự kết hợp lý tưởng với trình độ của tôi.)


Xem thêm


Tại sao lại “Tell me about yourself”?

Bạn có khi nào đặt câu hỏi: “Tại sao nhà tuyển dụng lại đặt câu hỏi về bạn trong khi đã cầm tờ Resume rất kì công và chi tiết của bạn trên tay?” Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về mục tiêu của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này nhé.

1. Bạn có đáp ứng nhu cầu tuyển dụng?

Thông qua việc giới thiệu Tên và kinh nghiệm nổi bật của bạn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bước đầu về việc liệu bạn có phải là ứng cử viên tiềm năng cho vị trí này. Ví như, nếu bạn cảm thấy công việc Kế toán của mình đang thật nhàm chán, bạn thích sự thử thách và năng động của công việc Sale nên ứng tuyển cho vị trí nhân viên kinh doanh của một công ty. Chắc hẳn bạn sẽ phải chịu sự cạnh tranh rất lớn của các ứng viên khác đã từng có kinh nghiệm sale trong con mắt của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cũng đừng quá lo lắng vì điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không có cơ hội nếu kinh nghiệm trước đó của bạn không hoàn toàn “fit” với công việc ứng tuyển. Tại sao ư? Bởi còn hai lý do để người phỏng vấn cân nhắc về bạn nữa cơ!

2. Tại sao bạn lại quan tâm/ thích công việc này?

Có rất nhiều lý do chuyển việc:

  • Bạn muốn có cơ hội thăng tiến
  • Bạn muốn nhận một mức lương cao hơn
  • Bạn muốn được đi và trải nghiệm nhiều nơi
  • Bạn muốn thay đổi môi trường làm việc
  • Hay đơn giản chỉ là bạn muốn một công việc ít di chuyển, gần nhà …

Nhà tuyển dụng có thể dựa trên khía cạnh và mức độ quan tâm của bạn với công việc để xác định sự cam kết gắn bó và hiệu quả trong công việc của bạn.

3. Bạn có tự tin hay không?

Thông qua việc tự giới thiệu bản thân, nhà tuyển dụng sẽ chú ý tới các ngôn ngữ hình thể của bạn. Với một nhà tuyển dụng có kinh nghiệm thì họ hoàn toàn có thể đưa ra được cảm nhận về việc bạn có phù hợp với văn hoá của công ty hay đặc thù của công việc hay không. Mắt nhìn thẳng khi nói chuyện, hay việc tươi cười, tự tin và thoải mái trò chuyện mang lại những thiện cảm từ người đối diện và sẽ là điểm cộng trong buổi phỏng vấn của bạn.

Thông thường, “Tell me about yourself” sẽ là câu hỏi đầu tiên của cuộc phỏng vấn, có lẽ chỉ ngay sau màn chào hỏi hay “chit chat” về thời tiết, giao thông. Vì vậy, câu trả lời của bạn sẽ tạo ấn tượng đầu tiên về bạn với người phỏng vấn, có thể thiết lập “màu sắc” cho toàn bộ cuộc nói chuyện sau đó. Làm thế nào để buổi phỏng vấn thành công? Bạn hãy xem 2 nguyên tắc và 4 lời khuyên dưới đây nhé!

2 nguyên tắc giúp bạn tự tin và thành công trong buổi phỏng vấn

Binh pháp Tôn Tử có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng“. Ở phần trên, bạn đã hiểu về mục tiêu của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi. Để có thể chủ động và thành công thì chúng ta còn cần xác định tâm thế, hay chính là thái độ khi phỏng vấn.

1. Trung thực

Bạn chắc chắc đã là một người đặc biệt và duy nhất trên thế giới này. Vì vậy, bạn hãy đừng ngại cho người khác thấy mình là ai mà hãy tự tin bộc lộ bản thân. Tuy nhiên, hãy lựa chọn “những chi tiết đắt giá” cho thấy sự phù hợp của mình với công việc ứng tuyển. Bởi một trong những mục tiêu của người phỏng vấn là liệu bạn có đáp ứng được các yêu cầu công việc hay không. Thêm vào đó, với những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, họ dễ dàng nhận ra thái độ của bạn khi nói dối. Còn gì tệ hơn nếu cuộc phỏng vấn sẽ dừng ngay tại đây khi họ không còn muốn tìm hiểu thêm nhiều điều hay ho khác của bạn nữa!

2. Suy nghĩ tích cực

Đừng nản chí nếu bạn không được tuyển dụng vị trí này. Bởi đơn giản, có thể bạn được sinh ra là để thành công trong một công việc khác, một vị trí khác. Buổi phỏng vấn chỉ là một cơ hội để bạn và nhà tuyển dụng hiểu hơn về nhau, liệu rằng bạn có phù hợp với công việc này hay không.

Thành công của buổi phỏng vấn là bạn hiểu rõ ràng về công việc, về công ty, và tự tin thể hiện bản thân. Một khi đã xác định được tâm thế này, bạn sẽ cảm thấy buổi phỏng vấn sẽ trở nên cởi mở và hiệu quả hơn rất nhiều. Và khi đó, ít nhất thì bạn đã đáp ứng được một trong ba mục tiêu phía trên của người phỏng vấn rồi!

4 Tips để trả lời câu hỏi “Tell me about yourself”

1. Đọc kĩ yêu cầu tuyển dụng

Để có thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và tự tin trong buổi phỏng vấn, không có cách nào khác là bạn phải thực sự hiểu kĩ về yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với từng vị trí công việc. Thông thường trong một thông tin tuyển dụng luôn có mô tả công việc (nơi làm việc, các đầu việc) và các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm. Nhà tuyển dụng không quá mong chờ bạn phải là một mảnh ghép hoàn hảo cho vị trí tuyển dụng. Vì như mình đã nói ở trên, còn ít nhất hai điều nữa mà họ đang tìm kiếm ở bạn. Do đó, bạn cũng đừng ngại ngần nếu mình chưa “fit” hoàn toàn với mọi yêu cầu nhé.

2. Chuẩn bị Resume tốt

Một CV tốt sẽ thể hiện được trình độ, các kĩ năng và kinh nghiệm của bạn một cách rõ ràng, chuyên nghiệp. CV nên nhấn mạnh về các kinh nghiệm, thành tựu có liên quan đến công việc ứng tuyển.

3. Phần giới thiệu 2-3 phút

Tại sao mình lại khuyên bạn chỉ nên giới thiệu về bản thân trong 2-3 phút?

Phỏng vấn không phải là một cuộc độc thoại. Khi người phỏng vấn gợi ý bạn tự giới thiệu về bản thân, thì đó là lúc họ muốn lắng nghe những gì đặc sắc và tóm gọn nhất về bạn. Hơn nữa, họ đã có trong tay CV đầy đủ thông tin của bạn rồi, cuộc đối thoại sẽ sớm bắt đầu và bạn đừng lo lắng nếu mình không thể nói hết những gì mình muốn nói.

4. Không nói về sở thích cá nhân

Vì thời gian cuộc độc thoại này không nên kéo dài quá 3 phút, bạn hãy tập trung trả lời các câu hỏi mục tiêu của người phỏng vấn phía trên. Sở thích cá nhân chỉ nên đưa vào phần giới thiệu khi được hỏi.

Video dưới đây của Howcast sẽ giúp bạn ghi nhớ lại các nguyên tắc và tips mình đã giới thiệu ở phía trên nhé:

Mẫu bài giới thiệu bản thân

Dựa vào mong muốn của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi “Tell me about yourself” mà mình đã trình bày phía trên, mình sẽ gợi ý bạn mẫu giới thiệu cho câu hỏi này nhé!

Dưới đây sẽ là một ví dụ khi bạn ứng tuyển vị trí Data analyst tại tổ chức phi chính phủ Oxfam.

1. Bạn là ai?

Bạn nên

“My name is Lan. I graduated from National Economics University in 2010, majored in Banking and Finance. I’m an active project officer with 5 years of experience at Vietnam Microfinance Working Group – an official network represent for all microfinance institutions in Vietnam.”

(Tên của tôi là Lan. Tôi tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2010, chuyên ngành Tài chính Ngân hàng. Tôi là một cán bộ dự án năng động với 5 năm kinh nghiệm tại Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam – một mạng lưới đại diện cho tất cả các tổ chức Tài chính vi mô ở Việt Nam)

-> Câu mở đầu bạn đã tóm gọn được tên, chuyên ngành tốt nghiệp, vị trí công tác, số năm kinh nghiệm, cũng như giới thiệu về vị trí quan trọng của đơn vị công tác trước của mình.

Không nên

“My name is Lan, 27 years old. I grew up in Quang Binh. As a child, I originally wanted to be a doctor, then later became interested in Banking. I moved to Ha Noi to study Banking and Finance at National Economics University. I got the 2nd prize of provincial Math contest in secondary school and the 3rd prize in high school. I excelled in Math from early on, placing first in my second-grade. Funny story about that ….”

(Tên của tôi là Lan, 27 tuổi. Tôi lớn lên ở Quảng Bình. Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường muốn trở thành một bác sĩ, nhưng sau thì lại thích thú với ngành Ngân hàng. Tôi đã tới Hà Nội để học Tài chính Ngân hàng tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Tôi đã đạt giải Nhì kì thi Toán của tỉnh ở cấp trung học cơ sở và giải ba ở cấp Trung học phổ thông. Tôi xuất sắc trong môn Toán từ rất sớm, xếp hạng nhất khi học lớp 2. Có một câu chuyện hài hước về nó …)

-> Bạn đã đưa ra quá nhiều thông tin! Có thể các thông tin này có liên quan đến công việc bạn sắp ứng tuyển, nhưng nhà tuyển dụng sẽ không thể chú ý đến quá nhiều thông tin cùng một lúc, họ chỉ chú trọng vào những thông tin thực sự nổi bật, liên quan và gần đây nhất!

2. Kinh nghiệm và các thành tựu nổi bật liên quan

Bạn nên

“I managed all aspects of a project – from making a plan to an operation to reports. But one of my major favourite work was data analysis. I was the main writer of Vietnam Microfinance Databook which was published every year. The book is not only the most comprehensive data about microfinance operation in Vietnam, but also makes the comparison with other countries in Southeast Asia. This is highly appreciated by the policymakers, donors, investors, and readers.”

(Tôi quản lý tất cả các khía cạnh của một dự án – từ việc lập kế hoạch cho tới vận hành đến báo cáo. Nhưng một trong những công việc yêu thích chính của tôi là phân tích dữ liệu. Tôi là tác giả chính của cuốn sách Dữ liệu Tài chính vi mô tại Việt Nam được xuất bản hàng năm. Cuốn sách không chỉ là dữ liệu toàn diện nhất về hoạt động ngành Tài chính vi mô tại Việt Nam mà còn so sánh với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Cuốn sách được đánh giá cao bởi các nhà hoạch định chính sách, các nhà tài trợ, đầu tư và các độc giả)

-> Ở đây bạn đã nhấn mạnh thêm về kinh nghiệm, và minh chứng cho năng lực của bạn.

Không nên

“I worked with my boss for monthly and yearly working plan. We had a project for supporting our three members transform to licensed microfinance institutions last year. To make this, I prepared the plan for advocacy, six trainings and conferences per year. Although lack of human resource, we completed the project and got highly appreciated from donors and investors. One of my other projects was ….”

(Tôi làm việc cùng với sếp của mình để lập kế hoạch hàng tháng và hàng năm. Chúng tôi có một dự án hỗ trợ ba thành viên chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mô được cấp phép năm ngoái. Để hoàn thành dự án này, chúng tôi đã chuẩn bị một kế hoạch vận động chính sách, sáu khoá đào tạo và hội thảo một năm. Mặc dù thiếu nhân sự, chúng tôi đã hoàn thành dự án và nhận được đánh giá cao từ các nhà tài trợ và đầu tư. Một dự án khác nữa của chúng tôi là …)

-> Phần giới thiệu này mặc dù bạn đã nhắc đến kinh nghiệm, năng lực của bạn nhưng lại quá dài dòng, mang tính liệt kê và đặc biệt, chưa liên quan gì đến công việc bạn sắp ứng tuyển cả!

3. Tại sao bạn lại ở đây?

Bạn nên

“I got your job notification through NGO resource centre website. Although I love my current role, I feel I’m now ready for a more challenging assignment and this position of Data Analyst really excites me”.

(Tôi đã thấy thông báo công việc thôn qua website trung tâm mạng lưới các NGO. Mặc dù tôi yêu thích công việc hiện tại của mình, tôi cảm thấy đã sẵn sàng cho nhiệm vụ thử thách hơn và vị trí chuyên viên phân tích dữ liệu thực sự khiến tôi thấy hào hứng)

-> Ngắn gọn và tích cực!

Không nên

“Because of the company’s financial problems and my boss’s issues, I’m worried about my job’s stability and decided to looking for new opportunities”

(Vì vấn đề tài chính của công ty và vấn đề của sếp tôi, tôi cảm thấy lo lắng về sự ổn định của công việc và quyết định để tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp mới)

-> Câu trả lời có chiều hướng tiêu cực khi cho thấy bạn chỉ đang tìm kiếm một cơ hội khác ngoài công việc hiện tại, không riêng gì công việc ứng tuyển này. Vì vậy, nó không cho thấy sự cam kết và quan tâm của bạn với công việc ứng tuyển này.

Lời kết

Nếu bạn đang có dự định apply một công việc mới, bạn hãy thử viết một bài giới thiệu bản thân dựa vào những gợi ý phía trên của mình nhé. Mình rất sẵn lòng trao đổi cùng với bạn trong comment phía dưới!

Thay vì lo lắng cho buổi phỏng vấn, bạn hãy thử áp dụng 4 tips phía trên để có thể tự tin giới thiệu về bản thân mình. Bạn cũng có thể luyện tập cùng eJOY qua các video giới thiệu bản thân mẫu để tăng tự tin nhé!

Tự tin giới thiệu bản thân cùng eJOY

Thành công của buổi phỏng vấn là bạn hiểu rõ ràng về công việc và tự tin thể hiện bản thân.

Mình chúc bạn thành công!