Đã bao giờ bạn để tâm tới việc “xây dựng hình ảnh cá nhân”? Với những ai đang trong quá trình làm việc, hoặc đang tìm việc và phải trải qua những vòng phỏng vấn đầy căng thẳng, chắc chắn không thể bỏ qua các bước chuẩn bị kĩ càng cho hình ảnh cá nhân của mình. Nếu ví hình ảnh cá nhân như một ngôi nhà, thì nền móng vững chắc của ngôi nhà ấy chính là “sở trường và sở đoản” của bạn. Việc giới thiệu sở trường sở đoản bằng tiếng Anh sao cho ấn tượng và khéo léo sẽ giúp bạn ghi điểm rất nhiều với người đối diện cả trong giao tiếp thông thường lẫn trang trọng, học thuật. Cùng là sở trường, sở đoản, nhưng việc bạn diễn đạt ra sao, sử dụng ngôn từ như thế nào, sử dụng trong hoàn cảnh, văn cảnh có phù hợp hay không đóng vai trò quyết định tới cái nhìn của đối phương về bạn. Khi bạn làm chủ được cách thức thể hiện điểm mạnh và điểm yếu của bản thân bằng tiếng Anh, eJOY tin chắc rằng bạn có thể làm chủ rất nhiều cơ hội.
Qua bài viết này, các bạn sẽ được biết tới nhiều mẫu câu giới thiệu về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân ở mọi cấp độ, từ đơn giản nhất, tới học thuật nhất. Điều này không chỉ giúp bạn nâng cao kiến thức, cải thiện trình độ, mà còn khiến bạn tự tin giao tiếp và tạo điểm nhấn cho cover letter, CV hay portfolio của bạn.
Cách học hiệu quả
eJOY đã nâng cấp việc học tiếng Anh qua video với tính năng mới Word Hunt trên trang web eJOY Go. Word Hunt giúp các bạn dễ dàng tìm được cách sử dụng và cách phát âm chuẩn theo người bản ngữ các từ/ cụm từ/ câu mình cần học trong vô vàn các video.
Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là một vài thao tác đơn giản, đó là nhập từ/ cụm từ/ câu bạn cần tìm vào thanh tra cứu sau đó click “Say it”. Và chỉ trong tích tắc, các kết quả sẽ hiện ra, từ những video trích trong phim, các vlog, cuộc đối thoại,… chứa từ/ cụm từ/ câu bạn cần tìm. Chưa hết,eJOY còn cho bạn biết câu nào trong video chứa những từ bạn cần và xuất hiện ở phút/ giây thứ bao nhiêu.
Bạn cũng có thể cài đặt eJOY eXtension để tra cứu bất cứ từ, cụm từ, câu nào bạn chưa biết trong khi đang xem video hoặc đọc báo mạng chỉ bằng 1 thao tác đơn giản: bôi đen từ/ cụm từ/ câu đó.
Tính năng mới của eJOY chắc chắn sẽ giúp việc học tiếng Anh của bạn trở nên chủ động và thú vị hơn rất nhiều. Khi học cách giới thiệu về sở trường và sở đoản, đừng quên sử dụng tính năng Word Hunt và cài đặt eJOY eXtension để học nhanh hơn nhé.
Cách giới thiệu sở trường
Bắt đầu với các mẫu câu xã giao cơ bản
1 I am good at + N / V-ing
Đây là cách đơn giản và phổ thông nhất để nói về sở trường của bạn. Trong trường hợp giao tiếp thông thường, cấu trúc này giúp cách nói của bạn trở nên gần gũi và dễ tạo được thiện cảm với người đối diện.
“Good at” có nghĩa là “tốt về / giỏi về”, sau “at” có thể là N (danh từ, nếu bạn muốn nói về công việc/ lĩnh vực mà bạn giỏi) hoặc V-ing (nếu bạn muốn nói về việc làm mà bạn làm tốt, sau V-ing có thể có N nếu bạn muốn diễn đạt chi tiết hơn).
Ví dụ:
- I am good at Physics. (Tôi giỏi Vật lý) => “Good at + N”
- They are good at designing web. (Họ giỏi thiết kế web) => “Good at + V-ing + N”
Trong văn nói, bạn có thể thay “I am” bằng “I’m” (dạng viết tắt của “I am”), để giúp cách nói của mình tự nhiên hơn, “native” (bản ngữ) hơn.
Sau khi đã nắm được lý thuyết, hãy luyện phát âm cho thật “mượt” theo cô gái trong video dưới đây bạn nhé :
2 I am brilliant at + N / V-ing
Cấu trúc này khá tương tự với cấu trúc ở mục 1, tuy nhiên tính từ “brilliant” diễn tả một mức độ cao hơn “good”. Khi bạn “be brilliant at” việc gì, thì bạn đã đạt đến sự rất thành thạo và tài giỏi, chứ không đơn thuần là chỉ “good” (tốt) nữa.
Một vài ví dụ về mẫu câu để bạn dễ hình dung:
- He is brilliant at dancing. (Anh ấy nhảy rất giỏi) => “Brilliant at + V-ing”
- We are brilliant at computers. (Chúng tôi rất thành thạo về máy tính) => “Brilliant at + N”
Cấu trúc này phù hợp với văn phong xã giao, dễ sử dụng và rất tự nhiên. Tuy nhiên bạn nên lưu ý lựa chọn tính từ phù hợp nhất với trình độ và năng lực của mình.
Hãy cùng nhìn vào trích đoạn video TED talk dưới đây để vừa học cách phát âm, vừa học cách sử dụng của cấu trúc này nhé :
3 I have talent for + N
“Have talent for” được hiểu là có năng khiếu trong việc gì đó. Khi bạn sử dụng cấu trúc này, bạn đang diễn tả khả năng làm tốt được một công việc nào đó mà không cần trải qua quá trình rèn luyện hay đào tạo của bạn, khả năng đó là sinh ra đã có.
Danh từ “talent” vừa đếm được (countable) vừa không đếm được (uncountable), nên tùy vào mục đích diễn đạt mà bạn có thể thêm các từ hạn định trước “talent” như “a/ many/ much/ a lot of/ lots of/ little” để tăng mức độ cho “talent” của bạn.
Ví dụ:
- Nếu như bạn có nhiều năng khiếu trong lĩnh vực công nghệ, bạn có thể nói: I have many/ a lot of/ lots of talents for technology. (Hoặc I have much talent for technology)
- Nếu bạn có năng khiếu về mỹ thuật, nhưng bạn nhận thấy rằng trình độ của bản thân chưa cao, hoặc bạn muốn khiêm tốn khi nói về thế mạnh của mình, bạn có thể nói: I have a/ little talent for Arts. (Hoặc I have talent for Arts)
Người phụ nữ được nhắc đến trong video dưới đây có năng khiếu trong việc sơn vẽ móng chân, móng tay (nails), và người nói đã diễn đạt điều này bằng cấu trúc “to have a talent for something”
Tạo điểm nhấn cho sở trường của mình bằng cách nói “formal” (trang trọng) hơn
1 I specialize in N/ V-ing
“Specialize in something” là chuyên về một việc gì đó. Khi tự tin sử dụng động từ “specialize” có nghĩa bạn đã có chuyên môn và rất thành thạo cả về kiến thức lẫn kĩ năng trong lĩnh vực của mình, do mọi hoạt động học tập, trải nghiệm và nghiên cứu của bạn chỉ tập trung hết vào lĩnh vực đó mà thôi.
Video dưới đây nói về một người có chuyên môn trong việc thiết kế web với cụm động từ “specialize in”
2 I have/ acquire/ gain expertise in N/ V-ing
“Have/ acquire/ gain expertise in N/ V-ing” nghĩa là có tài chuyên môn/ sự thành thạo, tinh thông trong việc gì đó. Các động từ “have (có)/ acquire (giành được/ đạt được)/ gain (kiếm được)” có nghĩa khá tương đương, nên bạn có thể lựa chọn sử dụng một trong ba động từ. Tình huống sử dụng cho cấu trúc này cũng tương tự như cấu trúc của mục 1, khi bạn muốn nói đến chuyên môn của mình, hãy đừng ngại sử dụng “expertise” nhé.
Nếu bạn muốn diễn tả mức độ chuyên môn của mình, eJOY gợi ý cho bạn một số tính từ có thể đi kèm với danh từ “expertise” chuẩn theo collocations (sự ghép từ):
Considerable (đáng kể)/ extensive (rộng)/ great (tuyệt vời)/ special (đặc biệt)/ specialist (chuyên gia) (a)+ expertise (n)
Hãy cùng học cách phát âm và áp dụng cấu trúc này qua video dưới đây nhé:
3 I have/ achieve/ acquire/ gain a competence in N ;
My competence as N is…
Danh từ “competence” nghĩa là “năng lực”. Từ này được đánh giá ở trình độ C1 (Advanced) trong Khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu (CEFR). Nếu biết cách sử dụng khéo léo, bạn có thể đã ghi điểm trong các bài thi tiếng Anh học thuật như IELTS, SAT,… và thể hiện sự academic trong văn nói.
Tuy nhiên, không phải vì “competence” được đánh giá ở trình độ C1 mà bạn ghép nó với bất cứ từ nào cũng đều được đánh giá cao. Nếu không hiểu về collocation (sự ghép từ), bạn thậm chí còn có thể bị mất điểm. Một số động từ và tính từ có thể đi kèm với competence theo collocation dưới đây là một số ví dụ cho bạn tham khảo:
V (động từ) + competence : have/ achieve/ acquire/ gain (v) + competence
Adj (tính từ) + competence : great (tuyệt vời)/ basic (căn bản)/ administrative (thuộc quản trị), managerial (thuộc giám đốc, quản lí), professional (chuyên nghiệp), social (thuộc xã hội), technical (thuộc kĩ thuật)/ communicative (thuộc giao tiếp)/ language (ngôn ngữ)/ linguistic (thuộc ngôn ngữ học)/ reading (đọc).
Khi đã chắc chắn về collocation, bạn có thể diễn đạt theo hai cách dưới đây:
I have/ achieve/ acquire/ gain a competence in N : có năng lực trong việc gì.
Ví dụ: I have a professional competence in English. (Tôi có năng lực chuyên nghiệp về tiếng Anh.)
My competence as N (chỉ công việc) is + Adj : năng lực của tôi ở việc gì đó là…
Ví dụ: My competence as a manager is great. (Năng lực của tôi ở vị trí giám đốc là tuyệt vời)
Hai mẫu câu trên giống nhau cơ bản về nghĩa. Bạn có thể vận dụng linh hoạt.
Ví dụ một đoạn đối thoại về hỏi và giới thiệu sở trường
Video dưới đây mô phỏng cuộc đối thoại giữa nhà tuyển dụng và người đi xin việc. Việc giới thiệu sở trường của bạn đóng vai trò quyết định tới cách nhìn của nhà tuyển dụng về năng lực của bạn. Hãy tham khảo video dưới đây để học cách thể hiện năng lực của bản thân bạn nhé :
Cách giới thiệu sở đoản
Bên cạnh sở trường, bạn đôi khi cũng phải thú nhận một số sở đoản của mình. Việc biết cách diễn đạt sở đoản của mình có thể tạo ấn tượng rất tốt trong mắt đối phương về bạn như một người thẳng thắn, thật thà, trung thực và thậm chí còn rất chuyên nghiệp nữa.
Một số mẫu câu dùng trong giao tiếp thông thường
1 I am bad at + N/ V-ing
Đây là mẫu câu đơn giản và phổ thông nhất. “Be bad at + N/ V-ing” nghĩa là “dở/ tệ trong việc gì/ làm gì”. Cấu trúc này nên dùng trong giao tiếp xã giao thông thường. Bạn có thể dùng “I am” hoặc “I’m” tùy thích trong giao tiếp, tuy nhiên trong văn viết, bạn lưu ý không nên viết tắt.
Cô gái thật thà trong video dưới đây cũng dùng cụm “be bad at” để thú nhận rằng mình dở tệ trong việc nói dối :
2 I am terrible at + N/ V-ing
Tương tự như cách dùng “bad at” nhưng “terrible at” nhấn mạnh sự “tệ” hơn rất nhiều. “Terrible” có nghĩa là thậm tệ, quá dở. Nếu như bạn đã đạt đến độ “terrible” khi làm gì đó, thì đó không đơn thuần là sở đoản của bạn nữa đâu, mà phải là sở “cực” đoản.
Bạn nên dùng mẫu câu này khi giao tiếp với bạn bè, người thân của mình, vì nó giống như một sự “thú nhận” vô cùng thẳng thắn về sở đoản của bạn.
Anh chàng trong video này đã đến độ ghét môn võ judo vì anh ta quá dở trong việc tập bộ môn này.
3 I have trouble + V-ing
“Have trouble + V-ing” nghĩa là “gặp rắc rối trong việc làm gì”. Sử dụng mẫu câu này giúp bạn giảm nhẹ sự “tệ” của bạn. Thay vì nói tôi rất tệ, tôi rất dở, bạn có thể nói tôi gặp rắc rối trong việc gì đó. Khi bạn gặp rắc rối trong việc gì, bạn vẫn có thể làm nó, chỉ có điều sẽ gặp một số khó khăn.
Một lưu ý nhỏ cho bạn đó là sau “have trouble” ta dùng V-ing. Nhiều người rất hay mắc lỗi chỗ này khi sử dụng nhầm to V hay V nguyên thể.
Hãy cùng xem video dưới đây để luyện phát âm và cách dùng cấu trúc này nhé :
Các mẫu câu nên dùng trong ngữ cảnh trang trọng
1 I am not cut out for sth
“Not be cut out for sth” có nghĩa “không phải là người thích hợp cho việc gì”. Cấu trúc này được đánh giá ở trình độ C2 (professional) – trình độ cao nhất trong CEFR. Sử dụng cấu trúc này giúp bạn nói giảm nói tránh đi sở đoản của mình. Bạn có thể dở tệ trong việc gì đó, nhưng khi bạn nói “not be cut out for sth” (không phải là người thích hợp cho việc gì) thì có nghĩa không phải bạn không giỏi, chỉ là bạn không phù hợp với công việc đó mà thôi.
Cấu trúc này cho thấy việc bạn sử dụng ngôn từ thế nào có thể thay đổi cách nhìn của người khác về bạn. Bạn nên sử dụng khi nói chuyện với cấp trên hoặc khi đi phỏng vấn xin việc.
Người vợ trong video này đã nhận xét chồng mình : “he’s not really cut out for housework.” (anh ấy thực sự không phải là người phù hợp với công việc nhà). Có lẽ đây không chỉ là sở đoản của người chồng này đâu các đấng mày râu nhỉ !
2 My weakness / weak point is …
Khác với mẫu câu ở mục 1, khi dùng “weakness / weak point” (điểm yếu), bạn đã thẳng thắn nhận xét về những thiếu sót của mình. Mẫu câu này thường được sử dụng rất nhiều trong các câu hỏi của những người phỏng vấn cũng như trong câu trả lời của người đi xin việc. Các câu hỏi thường là:
- Tell me about your biggest weakness?
- What are your weaknesses / weak points ?
- What do you think of your weakness / weakpoint ?
Và cách trả lời cũng có vô vàn, có rất nhiều lời khuyên rằng bạn nên vòng vo để né tránh “weakness”, hoặc trả lời gián tiếp,… Tuy nhiên, bạn nên thật thà với chính bản thân và với nhà tuyển dụng, bởi họ đã chẳng còn xa lạ với các “chiêu trò” của những người đi phỏng vấn như bạn. Vì vậy, hãy cứ trả lời trực tiếp và ngắn gọn với “My weakness/ weak point is…”
Trong video hướng dẫn cách trả lời các câu hỏi khi đi phỏng vấn dưới đây, người ta cũng trả lời trực tiếp điểm yếu của họ với “My weakness is…”
3 My flaw is …
Mẫu câu này có vẻ khá giống với mẫu câu ở mục 2, nhưng về sắc thái biểu đạt lại có phần khác biệt. “Flaw” (thiếu sót/ điểm chưa hoàn hảo) được xếp vào cấp độ C1 (Advanced – cao cấp). Sử dụng cấu trúc này giúp bạn tăng thêm sự trang trọng, học thuật cho câu nói của mình. Mẫu câu này cũng được dùng rất nhiều khi bạn đi phỏng vấn xin việc. Khác biệt giữa “flaw” và “weakness” không nhiều nên bạn có thể lựa chọn sử dụng một trong hai từ khi muốn diễn đạt sở đoản của bản thân.
Cùng xem cô gái trong video dưới đây nói về điểm yếu của bản thân sử dụng mẫu câu “My flaw is …” nhé:
Ví dụ một đoạn đối thoại về cách hỏi và nói về sở đoản
Video dưới đây là một phần của cuộc đối thoại mô phỏng giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn xin việc. Trong đó, câu hỏi về điểm yếu/ sở đoản là không thể tránh khỏi. Hãy cùng xem video để tham khảo cách hỏi và cách giới thiệu về sở đoản của mình bạn nhé:
Bài tập thực hành
Xem video dưới đây để hiểu hơn về cách giới thiệu sở trường sở đoản bằng tiếng Anh, đồng thời trả lời các câu hỏi phía dưới để rèn luyện “listening skill” bạn nhé:
- What is the interviewee’s name ?
- What position is she applying for ?
- How did she heard about the position ?
- What attracted her to the company ?
- What is the interviewee’s greatest strength ?
- What is the interviewee’s greatest weakness ?
Hãy check lại xem bạn trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi. Trên 50% ? Tuyệt vời. Dưới 50% ? Cũng đừng buồn nhé, vì học tiếng Anh là một quá trình và những cố gắng của bạn sẽ đem lại thành quả từng chút, từng chút một, và sẽ đến một ngày bạn giật mình nhận ra : sao mình có thể tiến bộ nhanh đến thế ? Trong rất nhiều những mẫu câu giới thiệu sở trường sở đoản bằng tiếng Anh ở trên, hãy chọn cho mình những mẫu câu bạn cảm thấy phù hợp với bản thân nhất nhé. Học và luyện tập với eJOY, bạn sẽ thấy học tiếng Anh chưa bao giờ dễ dàng và thú vị đến thế.
Chúc bạn học tốt !