Extra English là một bộ phim kinh điển, đã và đang được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới với mục đích là nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh cho người mới bắt đầu. Nếu bạn là người muốn học giao tiếp tiếng Anh nhưng không có nhiều thời gian cho một khóa học ngoài trung tâm hay không có cơ hội để giao tiếp với người nước ngoài, Extra sẽ là một giải pháp không tồi vì những cuộc đối thoại trong phim được xây dựng dựa trên những nhu cầu giao tiếp cụ thể, sát với thực tế, tốc độ nói chậm và ngôn ngữ rõ ràng. Chính vì thế, chúng ta hãy thử học giao tiếp tiếng Anh cơ bản qua phim Extra qua 4 tình huống giao tiếp trong bộ phim này nhé!

Học tiếng Anh cùng eJOY

Giới thiệu về phim Extra 

Là một series bao gồm 30 tập phim, mỗi tập có thời lượng khoảng 25 phút, Extra là một series được yêu thích trên toàn thế giới.

Nội dung phim xoay quanh cuộc sống 4 người bạn Anne, Bridget, Nick và Hector. Anne và Bridget sống cùng nhau trong một căn hộ chung cư, Nick là anh chàng hàng xóm và mọi chuyện bắt đầu trở nên thú vị khi Hector – người bạn qua thư (pen-pal) của Bridget chuyển đến sống cùng chung cư với họ. Hài hước, đáng yêu, Extra là một bộ phim dành cho mọi người, đặc biệt là người trẻ tuổi bởi những tình huống đậm chất “drama” và giải trí. Ngoài ra, đây cũng là một bộ phim tuyệt vời để bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình bởi tốc độ nói của các nhân vật trong phim rất chậm, ngôn ngữ rõ ràng, đồng thời rất sát với các tình huống giao tiếp thường ngày.

Cách học giao tiếp tiếng Anh qua phim Extra hiệu quả

Extra vốn đã là một bộ phim rất dễ xem bởi các tập phim có thời lượng ngắn và có nội dung rất cụ thể. Để có thể tối ưu hóa hiệu quả của việc học tiếng Anh qua Extra, cách mình áp dụng để xem bộ phim này như sau:

  • Xem toàn bộ một tập phim trước, sử dụng Engsub, song ngữ hoặc Vietsub tùy vào khả năng nghe của riêng bạn. Đây là lúc bạn làm quen với toàn bộ tập phim, chính vì thế hãy “tạm quên” đi việc học tiếng Anh và tận hưởng bộ phim bạn nhé. Nếu bạn xem phim với phụ đề song ngữ hoặc tiếng Anh thì hãy nhớ tra và lưu lại từ mới nhé.
  • Chọn những đoạn hay hoặc dễ nghe để học. Đây là lúc việc học tiếng Anh bắt đầu. Đối với người ở trình độ mới bắt đầu, bạn nên chọn những đoạn dễ nghe và có câu từ đơn giản, dễ hiểu để bắt đầu học. Nếu bạn thuộc trình độ Intermediate rồi thì hãy xem những đoạn hay mà mình yêu thích. Những đoạn hay ở đây có thể là những đoạn có nhiều cấu trúc từ mới, hay là những đoạn giao tiếp tự nhiên mà bạn muốn tham khảo kỹ hơn để cải thiện cách nói của mình. Sau đấy thì luyện tập auto-pause, nói nhại theo từng câu trong đoạn phim cho tới khi thành thạo
  • Xem lại và tự ôn luyện để nhớ kiến thức lâu hơn. Lần xem lại này bạn chỉ nên xem với phụ đề song ngữ hoặc tốt nhất là tiếng Anh để kiểm tra mức độ nghe hiểu của mình. Việc ôn tập từ đã lưu trong các đoạn phim sau đấy cũng rất cần thiết để bạn ghi nhớ và thành thạo cách sử dụng các từ vựng đó. Nếu không ôn tập từ vựng, bạn sẽ nhanh chóng quên những gì đã học ở tập phim trước khi bạn chuyển sang học tiếp với tập phim tiếp theo.

Các bạn có thể đọc thêm bài viết Học tiếng Anh qua phim – Hướng dẫn từ A-Z để hiểu rõ hơn về các bước học qua phim.

Một bí quyết nhỏ mình sử dụng đó chính là sử dụng eJOY eXtension để dịch từ ngay khi xem phim. Điều này sẽ giúp bạn có thể tra từ mới ngay khi xem phim trên YouTube, Netflix hoặc iflix mà không cần phải sử dụng từ điển hay mở một trang khác trên trình duyệt để tra từ, dễ làm mất mạch phim và dễ gây chán nản. 

Ngoài ra, mình cũng thường chọn xem phim trên trang web Phimlearning.com. Tại đây các bộ phim đều có phụ đề song ngữ, chất lượng phim tốt, rất phù hợp để bạn có thể sử dụng cho mục đích học tiếng Anh của mình. 

Học tiếng Anh qua phim Extra
Khi xem phim qua Phimlearning.com và sử dụng eJOY eXtension

Tải eJOY eXtension để Tra từ Miễn Phí!


Xem thêm:


4 tình huống hay để học giao tiếp tiếng Anh qua phim Extra

1. Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh (Tập 1 – Hector’s Arrival)

  • Cấu trúc cần nhớ:

Tập 1 đánh dấu sự kiện Hector từ Argentina đến Mỹ và sống chung căn hộ với Anne và Bridget tại một khu chung cư. Đây sẽ là một tập phim rất lý tưởng để bạn có thể nắm được cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh thông qua việc để ý tới đoạn giới thiệu của Hector với Anne và Bridget.

– Chào hỏi:

Ngay khi Hector gặp Anne và Bridget, câu đầu tiên Hector và 2 cô gái nói đó chính là “Hi”. Chào hỏi là một việc làm không thể thiếu khi bắt đầu bất cứ cuộc đối thoại nào. Một số cách chào hỏi phổ biến có thể kể đến như:

Hi/ Hello (Xin chào)

Good morning/ Good afternoon. (Chào buổi sáng/ Chào buổi chiều)

Lưu ý: Cách chào hỏi “Good morning/ Good afternoon” mang tính chất formal và nên sử dụng trong những cuộc giao tiếp trang trọng và cần lịch sự hơn.

– Giới thiệu tên:

Trong đoạn phim, Hector đã sử dụng và nhắc lại cấu trúc I am called Hector(Tôi là Hector) để giới thiệu tên của mình với Anne và Bridget. 

Trong thực tế, có rất nhiều cách khác nhau để bạn có thể làm điều này, cụ thể như sau:

My name is + tên

I am + tên

You can call me + tên

I am called + tên

– Giới thiệu quê quán:

Trong khi giới thiệu, Hector đã mắc phải một lỗi sai kỳ cục khi nói về quê hương Argentina của mình. Hector đã đảo lộn tên và Argentina, khiến cho câu nói trở thành “I am from Hector” thay vì “I am from Argentina”. Tuy nhiên, cấu trúc Hector sử dụng vẫn là một cấu trúc chuẩn trong việc giới thiệu quê quán.

I am from + quê quán

I come from + quê quán

– Giới thiệu nơi sinh sống:

Khi Anne và Bridget tìm hiểu kỹ hơn về Hector, anh ấy có nói rằng “I live in a museum” (Tôi sống trong một bảo tàng).

Đâu là cấu trúc cơ bản khi bạn muốn giới thiệu về nơi sinh sống của mình.

I live in + nơi sinh sống

  • Ví dụ:

My name is Annie. I am from the USA. I live in a small house in Massachusette (Tôi là Annie. Tôi đến từ USA và sống tại một căn nhà nhỏ ở Massachusette)


2. Giao tiếp khi đi mua sắm (Tập 2 – Hector goes shopping)

  • Cấu trúc cần nhớ:

Trong tập này, Anne, Bridget và Nick đều muốn làm một cuộc make-over (tân trang nhan sắc) cho Hector, bắt đầu bằng việc mua quần áo mới cho anh. Chính vì thế, qua tập phim này, bạn sẽ học được cách làm thế nào để có thể giao tiếp khi đi mua sắm thông qua đoạn phim khi Nick và Bridget đóng giả làm nhân viên bán hàng để hướng dẫn Hector cách mua hàng.

Một số câu hỏi nhân viên bán hàng có thể hỏi khi bạn mua đồ:

Can I help you? (Tôi có thế giúp gì cho bạn?)

Which size? (Bạn muốn mặc cỡ nào?)

Do you like + món đồ? (Bạn có thích món đồ này không?)

Cách nói khi bạn muốn mua một một đồ cụ thể:

I would like + món đồ bạn muốn mua + please

Một số từ vựng về quần áo được nhắc đến trong phim bao gồm:

a shirt: áo sơ mi

a pair of trousers: quần

a hat:

size: kích cỡ

  • Ví dụ: 

A: Can I help you? (Tôi có thể giúp gì cho bạn?)

B: I would like a pair of trousers please (Tôi đang tìm một chiếc quần)

A: What kind of trousers do you like? (Bạn muốn tìm một chiếc quần như thế nào?)

B: A grey khaki pair of trousers would be the best. (Một chiếc quần kaki màu ghi sẽ là tuyệt nhất)

A: Yes, you can have a look at this. I think it will suit you. (Bạn có thể xem qua chiếc quần này. Tôi nghĩ chiếc này sẽ phù hợp với bạn)

B: This looks good. Can you give me one so I can try it on? (Chiếc này trông ổn đó. Bạn có thể lấy cho mình một chiếc để thử được không?)

A: Sure. Which size? (Chắc chắn rồi, bạn mặc size nào?)

B: 38 please. (Bạn lấy giúp mình size 38)


3. Giao tiếp tại nhà hàng (Tập 11 – Holiday time)

Trong phân cảnh này, Anne, Bridget, Nick và Hector cùng vào một quán trà kiểu Anh tại Barcelona. Hãy cùng xem họ giao tiếp thế nào trong trường hợp phải gọi đồ bằng tiếng Anh bạn nhé!

  • Cấu trúc cần nhớ:

Khi muốn đặt chỗ trước:

Can we reserve a table, please? (Chúng tôi có thể đặt bàn được không?)

Khi muốn hỏi nhà hàng có món gì:

What have you got? (Nhà hàng hôm nay có món gì?)

Khi muốn đặt đồ:

I would like + đồ ăn/uống + please (Tôi muốn gọi…)

  • Ví dụ:

A: What have you got today? (Hôm nay thực đơn của bạn có gì?)

B: Today we’ve got a new dish called Seafood Risotto and a new desert as well, a Lava cake. (Hôm nay chúng tôi có một món chính mới là Risotto Hải sản và một món tráng miệng mới – bánh lava)

A: That’s great. I would like a Seafood Risotto please. (Thật là tuyệt! Vậy cho tôi gọi một Risotto hải sản)


4. Nói về địa điểm trong tiếng Anh (Tập 6 – Bridget wins the Lottery)

Trong tập phim này, Bridget đã rất hạnh phúc khi nghĩ rằng cô trúng xổ số. Tuy nhiên, Hector lại cầm nhầm vé số của Bridget và đánh mất nó, khiến cho ước mơ trở thành tỉ phú của Bridget biến mất trong phút chốc.

Trong quá trình Hector đi tìm tấm vé xổ số của Bridget, bạn cũng sẽ học được rất nhiều về cách hỏi và trả lời liên quan đến địa điểm của một người/đồ vật nào đó

  • Cấu trúc cần nhớ:

– Cách hỏi và trả lời về nơi ai đó vừa đến:

Where have you been? (Bạn đã ở đâu vậy?)

I came to the CD shop (Tôi đến cửa hàng đĩa CD)

– Cách hỏi về nơi để món đồ nào đó:

Where + to be + món đồ? (Món đồ này ở đâu vậy?)

– Cách hỏi để biết ai đó đang ở đâu:

Where is + somebody? (Anh/Cô ấy đang ở đâu?)

Cách trả lời cho dạng câu hỏi này rất đa dạng tùy vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên mẫu câu trả lời thường có cấu trúc chung như sau:

Chủ ngữ + to be + giới từ + địa điểm/nơi chốn

  • Ví dụ:

A: Where are you, Bridget? (Bạn đang ở đâu, Bridget?)

B: I am at the shopping mall (Mình đang ở trung tâm thương mại)

A: Where is the book I have just bought? (Quyển sách tôi vừa mua ở đâu rồi?)

B: It is still in your totebag (Nó vẫn đang ở trong chiếc túi tote của bạn)

Lời kết

Đơn giản, dễ hiểu và vui vẻ, bạn hãy dành ra 25 phút mỗi ngày vừa để giải trí, vừa để học giao tiếp tiếng Anh qua phim Extra. Để những giây phút xem phim của bạn thực sự nhẹ nhàng và giảm thiểu tối đa những phiền toái mà bạn thường gặp phải khi học tiếng Anh qua phim, bạn hãy dành chút thời gian để tải eJOY eXtension. Điều này sẽ giúp bạn tra cứu được từ mới ngay lập tức (chỉ cần click chuột vào từ mới tại phần phụ đề) là bạn có thể sử dụng để tra cứu khi xem phim trên Youtube, Netflix và Iflix.