Trong giao tiếp hàng ngày, việc Đề nghị và Xin phép là rất thông dụng. Ngay ở trong tiếng mẹ đẻ, chúng ta đã cần phải sử dụng những kiểu câu đề nghị và xin phép sao cho thật phù hợp. Và ở tiếng Anh cũng vậy, việc chúng ta đưa ra những lời đề nghị và xin phép lại càng phải thật nhuần nhuyễn. Vậy nên trong bài viết này, eJOY sẽ hướng dẫn bạn những cách đưa ra lời Đề nghị và Xin phép sao cho thật tự nhiên, mượt mà, nhưng vẫn vô cùng lịch sự!
Xem thêm
- Luyện Nói Tiếng Anh Giao Tiếp Cùng eJOY
- Những Quy Tắc Nối Âm Trong Tiếng Anh Bạn Đã Biết?
- Bạn Biết Gì Về IPA Trong Tiếng Anh?
1. Hướng dẫn học
Mục đích của bài viết là giúp bạn luyện nói, bạn hãy bớt chút thời gian đọc phần hướng dẫn này trước khi bắt đầu nhé.
- Lưu ý 1
Bạn sẽ thấy dưới các câu ví dụ mình đưa ra có những ký tự lạ và cả những phần được bôi đậm, chúng có ý nghĩa gì vậy?
Những ký tự lạ chính là phiên âm hay cách đọc của từ. Khi đọc bạn hãy nhấn mạnh vào phần in đậm, nghĩa là đọc những phần này to và kéo dài hơn những phần còn lại. Đặc biệt trong: câu hỏi đuôi (tag question), câu trả lời (yes/no),… việc thay đổi tông giọng là rất quan trọng
Ví dụ:
appointment (cuộc gặp) => bạn sẽ đọc là /əˈpɔɪntmənt/ – đọc to rõ và dài âm /pɔɪnt/ ở âm tiết thứ 2.
Ngược lại, đối với những âm không được nhấn mạnh, phần nguyên âm sẽ được đọc là /ə/ – hay còn gọi là âm Schwa trong tiếng Anh như trong ví dụ về cách đọc từ appointment ở trên.
- Lưu ý 2
Trong bài viết mình sẽ đưa ra rất nhiều mẫu câu về Đề nghị và Xin phép. Để biết cách đọc những cấu trúc này, trước hết bạn cần đảm bảo đã cài eJOY Extension cho trình duyệt Chrome.
Tiếp theo bạn hãy bôi đen những cấu trúc này và chọn biểu tượng loa để eJOY phát âm mẫu cho bạn.
Để nghe được những cấu trúc này trong bối cảnh, bạn nhấn vào biểu tượng “Video”, eJOY sẽ tìm và tổng hợp danh sách video có chứa các cấu trúc đó cho bạn.
- Lưu ý 3
Hãy tìm một người bạn học cùng và luyện tập những mẩu đối thoại mà mình đưa ra ở bài tập cuối cùng nhé!
2. Mẫu câu Đề nghị (Request)
2.1. Can/ Could you + V?
Đây là cấu trúc đơn giản và thông dụng nhất. “Can” sẽ được dùng khi đối phương là bạn bè, đồng nghiệp của chúng ta, nó được dùng cho những việc thường ngày, với văn phong suồng sã và thoải mái khi giao tiếp.
Ví dụ:
- “Can you help me paint this wall blue?” (Bạn giúp tôi sơn bức tường này màu xanh nhé!)
- “Can you pass me the sugar?” (Bạn đưa giúp tôi lọ đường nhé!)
/kæn juː pɑːs miː ðə ˈʃʊgə?/
- “Can I have another drink?” (Cho tôi thêm một cốc nữa nhé!)
Ở ví dụ thứ 3, ta thấy, mặc dù chủ ngữ trong câu là “I” và nó giống như một lời xin phép, nhưng vì nó hướng tới hành động của người nghe, nên nó được coi là sự đề nghị gián tiếp.
Có một khẩu ngữ được coi như động mạch chủ của mọi mẫu câu đề nghị, đó chính là “Please”. Khi bày tỏ sự đề nghị nói riêng, hay bất kì một mục đích nói khác trong câu trần thuật nói chung, ta nên dùng thêm từ “Please” để tăng tính lịch sự cho câu. Nó không cần thiết về mặt ngữ pháp nhưng người nghe sẽ cảm thấy đối phương “thiếu lịch sự” nếu không có từ “Please”.
“Please” có thể đặt ở các vị trí khác nhau trong câu: đầu và cuối cậu, hoặc ngay trước động từ. Bạn cũng nên kết hợp ngữ điệu, tông giọng thật phù hợp để “nhu cầu” của mình được trang trọng nhất có thể nhé!
Ví dụ:
- “Can I have my pencil back, please?” (Tôi có thể thể lấy lại chiếc bút của mình không?)
/kæn aɪ hæv maɪ ˈpɛnsl bæk, pliːz?/
- “Please can I have my pencil back?”
- “Can I please have my pencil back?”
Để cho lời đề nghị của mình lịch sự hơn, hoặc khi nói với người lớn tuổi và những người lần đầu tiên bạn gặp, hãy thay từ “Can” bằng “Could” nhé! Cả “Can/ Could” đều có thể sử dụng trong những tình huống không cần quá trịnh trọng và câu nệ:
- “Could you arrange an appointment with the stockholders, please? (Bạn làm ơn sắp xếp một cuộc họp với các cổ đông nhé?)
- “Could I have another cup of tea?” (Cho tôi thêm một tách trà nữa nhé?)
/kʊd aɪ hæv əˈnʌðə kʌp ɒv tiː?/
- “Could you please get me 2 tickets?” (Bạn cho tôi 2 vé được không?)
2.2. May/ Might I + V?
Nếu cảm thấy “Can/ Could” vẫn chưa thể hiện sự kính trọng hoàn toàn đối với người nghe, thì “May” và “Might” sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Ở một môi trường chuyên nghiệp, và mang tính chất cung cách hơn, việc dùng “May/ Might I + V?” sẽ khiến bạn tự tin khi bày tỏ thỉnh cầu với đối phương hơn rất nhiều! Chúng ta sẽ xem sự khác nhau của 2 loại động từ khiếm khuyết (ĐTKK – modal verb) này qua ví dụ sau nhé:
- “Excuse me, may I have a look at your report?” (Làm ơn cho tôi xem qua bản báo cáo của anh được không?)
Khi mở lời đề nghị, người nói tiếng Anh rất hay sử dụng cụm từ “Excuse me”, “Pardon me” để thêm phần trang trọng. Câu đề nghị với sự kết hợp giữa lời mở “Excuse me” và động từ khuyết thiếu “May” làm cho câu văn vô cùng chuyên nghiệp.
Thực tế, người nói tiếng Anh hiện đại thích cách dùng “May” hơn, vì “Might” nghe có vẻ “hơi cũ” và gượng ép khi bày tỏ sự đề nghị:
- “Might I have a piece of cake?” (Bạn có thể cho tôi một miếng bánh ngọt được không?)
Câu văn vẫn sẽ giữ nguyên ý nghĩa, nhưng cụm từ “I wonder if might I…” như một cách đưa đẩy, làm cho không khí hội thoại tự nhiên hơn rất nhiều nhưng vẫn đủ trang trọng.
Ví dụ:
- “Excuse me, I wonder if I might have a look at your report?”
/ɪksˈkjuːs miː, aɪ ˈwʌndər ɪf aɪ maɪt həv ə lʊk ət jə ‘rɪpɔːt?/
- “Sir, I wonder whether you could tell me more in details via email?” (Thưa ngài, ngài có thể nói chi tiết hơn qua thư điện tử giúp tôi được không?)
Nói như vậy sẽ rất lịch sự nhưng sẽ tạo một sự xa cách và mất tự nhiên giữa người nói và đối phương.
2.3.Would you + V?
Would you be + A + enough to + V?
Would you be so + A + as to (in order to) + V?
Nếu bạn thực sự muốn khẳng định sự khéo léo trong ăn nói với thứ ngôn ngữ ngoại quốc phổ biến thì hãy đừng bỏ qua cụm từ này. Bởi nó tác động mạnh và trực tiếp đến sự sẵn sàng hành động của đối phương. Và thường khi chủ thế đã hỏi như vậy, họ phải gần như chắc chắn rằng đối phương sẽ thực hiện hành động giúp mình.
Ví dụ:
- “Would you bring these to the lab room for me?” (Bạn mang giúp tôi những thứ này đến phòng thí nghiệm được không?”
- “Would you be kind enough to hold the elevator for a second?” (Bạn làm ơn giữ thang máy một lát giúp tôi được không?)
Ví dụ: Chúng ta hãy cùng khám phá xem, từ đầu những năm 70, những con người mang dòng màu quí tộc trong bộ phim kinh điển “North & South” đã sử dụng cấu trúc đề nghị vô cùng trang trọng này như thế nào nhé!
2.4.Would/ Do you mind if I + V/ V-ing?
Lại là một cách nói an toàn khác để bạn có thể thoải mái bày tỏ sự thỉnh cầu của mình. Cách nói này cũng được ứng dụng khá nhiều trong giao dịch, làm ăn, buôn bán,…giữa các đối tác lớn với nhau, hoặc nhân viên và khách hàng,…
Ví dụ:
- “Would you mind turning off the fan?” (Bạn tắt quạt đi nhé!)
- “Do you mind driving me home?” (Bạn chở tôi về nhà được không?)
Ta cũng có thể dùng “Do you mind…”, nhưng nó sẽ không lịch sự bằng “Would you mind…”.
2.5. I hope you don’t mind if I + V
Nó cũng tương tự với cách dùng ở trên, nhưng mang tính chủ động ở người nói hơn một chút.
- “I hope you don’t mind if I ask for money.” (Tôi mong bạn không phiền nếu tôi hỏi vay tiền chứ?)
2.6. Will you please + V?
Ở cấu trúc này, người nói gần như yêu cầu tuyệt đối đối phương phải thực hiện hành động:
- “Will you please put on your jacket, it’s getting colder and colder outside?” (Con mặc áo khoác vào đi, trời đang lạnh dần ngoài kia rồi!)
3. Mẫu câu Xin phép (Permission)
3.1. Can/ Could S + V?
“Can/ Could I + V?”. Ta chỉ nên dùng “Can” khi nói với bạn bè thân thiết và các cuộc hội thoại không cần mang tính trịnh trọng:
- “Can I look up for new words on this dictionary?” (Tôi có thể tra từ mới ở cuốn từ điển này không?)
- “Can I meet you in private?” (Tôi gặp riêng anh được không?)
- “Could I meet you in private, please?” (Làm ơn cho tôi gặp riêng anh được không ạ?)
Tương tự sự đề nghị, từ “Could” sẽ mang tính trang trọng hơn cho văn phong của người nói. Dù “Could” là thì quá khứ của “Can”, nhưng khi đề cập đến sự xin phép, “Could” không mang ý nghĩa liên quan đến ý nghĩa về quá khứ:
- “Could I please have some water?” (Tôi có thể uống nước được không?)
Ví dụ: Kể cả trong môi trường thông dụng cho đến chuyên nghiệp, cụm từ “Could I…” luôn là vũ khí tối ưu nhất cho chúng ta.
3.2. May/ Might I + V?
Tương tự trong câu đề nghị, “May/ Might” có mức độ trang trọng và lịch sự cao hơn “Can/ Could”. Cùng phân biệt sự khác nhau giữa chúng qua các ví dụ (từ suồng sã, tự nhiên; cho đến trang trọng hơn rất nhiều):
- “Can I get a refund for this sweater within 10 days?” (Tôi có thể lấy lại tiền bồi thường cho chiếc áo này trong vòng 10 ngày không?)
- “May I get a refund for this sweater within 10 days?”
/meɪ aɪ gɛt ə ˈriːfʌnd fɔː ðɪs ˈswɛtə wɪˈðɪn tɛn deɪz?/
“May” có ý nghĩa tương tự như “Could”, sẽ khá là lịch sự khi ta nói:
- “Could I leave early?”
- hoặc “May I leave early?” (Tôi xin phép được ra về sớm với ạ!)
/meɪ aɪ liːv ˈɜːli?/
Trẻ em ở các trường học Mĩ, từ nhỏ, được dạy nên dùng ĐTKK “May” khi bày tỏ sự xin phép với người lớn tuổi hơn. Khi muốn xin phép ra ngoài nếu đang ở trong lớp, một đứa trẻ sẽ nói rằng:
- “May I be excused before leaving the room?” (Em xin phép ra ngoài được không ạ?)
Còn nếu đứa trẻ đó dùng từ “Can”, giáo viên sẽ đùa rằng:
- A: “Can I leave the room?” (Em có thể ra ngoài không ạ?)
- B: “You can, but you may not.” (Em có thể! Nhưng em không được phép.)
Bởi vì “Can” ở đây sẽ được hiểu là khả năng của người nói khi thực hiện việc đó (ability), còn “May” mới thể hiện sự cho phép từ đối phương. Tuy vậy, sự khác biệt giữa “Can” và “May” ngày nay cũng đã mờ nhạt dần. Ngày nay, không phải lúc nào cũng rõ khi “May” dùng để chỉ khả năng hay sự xin phép, một ví dụ điển hình mỗi khi ta truy cập một trang web và nó bắt ta phải đăng kí tài khoản:
- “We may collect various types of information when you visit any of our website.”
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển và an ninh mạng ngày càng phức tạp, bạn nên hiểu câu này theo 2 nghĩa sau: bạn có quyền cho phép trang web đó thu thập thông tin của bạn hay không; hoặc; trang web đó sẽ tự động thu thập thông tin kể cả khi bạn chưa cho phép.
“Might” có mức độ trang trọng cao nhất, nó thường được dùng dưới dạng câu hỏi gián tiếp như:
- “I wonder if I/ I would like to ask I might get a refund for this sweater within 10 days?”
- “Might I get a refund for this sweater within 10 days?”
Cả 2 cách nói trên đều rất lịch sự, nhưng cách nói thứ 1 sẽ tự nhiên hơn với các cụm từ dẫn ý cực uyển chuyển: “I wonder if/ whether”, “I would like to ask”
3.3. Could you allow me to + V?
Đây là một trong những kiểu xin phép đơn giản và vẫn giữ được phép lịch sự tối thiệu với người nghe đó:
- “Could you allow me to hang out with Laura, Dad?” (Bố cho con đi chơi với Laura được chứ ạ?”
3.4. Would it be alright/ OK/… if I + V?
Chúng ta nên sử dụng những cụm bổ ngữ mang tính xin ý kiến của người nghe, như vậy thể hiện ta tôn trọng quyết định của họ dù kết quả của hành động có như ta mong muốn:
- “Would it be OK if I use your phone charger?” (Sẽ không sao nếu tôi dùng sạc điện thoại của bạn chứ?)
3.5. Would/ Do you mind possessive adjective + N?
Would/ Do you mind if I + (modal verb) + V?
Đây cũng là một cấu trúc rất phổ biến, vị trí của cum bổ ngữ đi với “mind” có thể linh hoạt, tùy ngữ cảnh:
- “Do you mind if I sweep the floor, it is too dirty?” (Bạn có phiền nếu thôi quét nhà không, nó bẩn quá rồi!)
- “I could prepare meal, do you mind it?” (Tôi có thể chuẩn bị bữa ăn nếu bạn không phiền.)
- “I would like to take the rest if you don’t mind.” (Tôi sẽ lấy phần còn lại nếu anh không phiền.)
- “We are leaving soon, you don’t mind, do you?” (Chúng tôi sẽ rời đi sớm đó, có sao không ạ?)
- “I need to leave, do you mind?” (Tôi cần phải đi luôn, bạn có phiền không?)
Dẫu vậy, tùy từng trường hợp, như 2 câu cuối, sẽ mang sắc thái hơi áp đặt cho người nghe, vì khi đã nói như vậy, chủ thể chắc chắn sẽ thực hiện hành động.
3.6. Is it OK/ a problem/ if I + V?
- “Is it a problem if I wear red at your party, I haven’t heard of the dresscode?” (Tôi mặc đồ đỏ ở bữa tiệc của bạn được chứ, tôi vẫn chưa biết gì về qui định trang phục chung?)
/ɪz ɪt ə ˈprɒbləm ɪf aɪ weə rɛd æt jɔː ˈpɑːti, aɪ hævnt hɜːd ɒv ðə dresscode?/
Trong các mẫu câu xin phép, ta thấy thông dụng nhất là ngôi “I”, vì đó là ngôi chủ yếu để nói về sự xin phép cho bản thân. Tuy nhiên, “Could” có thể dùng với mọi ngôi (I, you, we, they, he, she, it), để thể hiện sự thỉnh cầu gián tiếp hộ người khác, ví dụ:
- “Can Kristoff come with us?” (Krsistoff đi cùng chúng ta được không?)
- “Would it be alright if she has a try on this skirt?” (Cô ấy thử chiếc váy này được chứ?)
- “Is it OK if they stay at your house tonight?” (Tối nay họ ở nhà bạn được không?)
Nhưng “May” chỉ được đi với chủ ngữ ở ngôi thứ 1 (I), ví dụ:
- “May I have this stand?” (Tôi đứng chỗ này được không?);
- “May you have this stand.”
Vì nếu dùng “May” với ngôi thứ 2 và thứ 3, nó sẽ diễn tả sự mong ước, cầu chúc của chủ thể tới các ngôi đó:
- “May you live long, Grandma!” (Cháu mong bà sống thật lâu ạ!)
4. Mẫu câu phản hồi (Responding to requests/ permission)
Khi phản hồi về sự đề nghị hay sự xin phép, ta chỉ được dùng ĐTKK “Can” và “Can’t”, chứ không được dùng “Could” và Couldn’t.
4.1. Để chấp nhận Đề nghị và Cho phép
4.1.1. Yes, S + can/ may/…
Đây là cách đồng ý phổ biến và tự nhiên nhất, ta có thể dùng kèm theo các cụm từ như: “Sure, Of course, Not a big deal, Not a problem,…” để tạo cảm giác thoải mái cho đối phương nhé:
Ví dụ 1:
- A: “Can I borrow your book for a while?” (Mình mượn quyển sách của bạn một lát nhé!)
- B: “Yes, of course you can.” (Được chứ, tất nhiên rồi!)
Ví dụ 2:
- A: “Can you turn down the volume?” (Bạn cho nhỏ tiếng được không?)
- B: “Not a big deal!” (Không thành vấn đề!)
Ví dụ 3:
- A: “Can I add more salt to this soup?” (Tôi có thể thêm muối vào món xúp này chứ?)
/kæn aɪ æd mɔː sɔːlt tuː ðɪs suːp?/
- B: “Yes, of course you can.” (Dĩ nhiên rồi)
/jɛs, juː kæn/
Ví dụ 4:
- A: “May I stick up these posters for celebrating Beth’s birthday?” (Con dán những tấm áp phích này để liên hoan cho tiệc sinh nhật của Beth được không ạ?)
- B: “Yes you may.” (Được chứ!)
4.1.2. S + can/ may,…+ V
Những ví dụ trên là sự phản hồi “có” hoặc “không” từ sự xin phép từ người khác. Ngoài ra, bạn vẫn có thể tự đưa ra sự cho phép từ, rất đơn giản với: You can, You may, …
Ví dụ:
- “You can borrow mine if your phone battery is dead.” (Bạn có thể mượn điện thoại của tôi nếu điện thoại của bạn hết pin.”
- “You may bring your favorite snacks to the our sleep-over if you want.” (Cậu có thể mang đồ ăn vặt yêu thích của mình đến tiệc ngủ của chúng ta nếu cậu muốn.)
- “Blood-donors may take away lovely gifts as gratitude of the organizing department.” (Những người hiến máu có thể mang về những món quà dễ thương như một sự biết ơn của ban tổ chức.)
4.2. Từ chối đề nghị/ không cho phép
4.2.1. No, S + can/ may/… not
- A: “Could I sit on the front line?” (Tôi có thể ngồi ở hàng trước được không?)
- B: “No, you can’t.” (Không được đâu!)
- A: “May I come late tomorrow morning?” (Sáng mai tôi đến muộn được không?)
- B: “No, you may not.” (Không được đâu!)
- A: “Can I buy that skateboard, Grandpa?” (Ông ơi, cháu có thể mua chiếc ván trượt đó không ạ?)
- B: “No, you can’t.” (Không được rồi cháu!)
/nəʊ, juː kɑːnt./
- “No, I’m afraid you can’t.” (Ông e là không được rồi.)
/nəʊ, aɪm əˈfreɪd juː kɑːnt/
Sự không cho phép có thể được phản hồi “nhẹ nhàng” hơn nếu bạn thêm cụm từ: “I’m afraid” vào trong câu đó!
4.2.2. S + can/ may/…not + V
Tương tự, bạn hoàn toàn có thể trực tiếp phản đối với sự xin phép đối với tất cả các ngôi theo mẫu: You can not, She may not,…:
- “He can’t borrow my car. He does not have a license yet.” (Cậu ta không thể mượn xe của tôi được. (stitech) Cậu ta còn chưa có bằng lái.)
- “The police may not let us cross the border without passports.” (Cảnh sát sẽ không cho chúng ta vượt biên nếu không có hộ chiếu đâu.)
/ðə pəˈliːs meɪ nɒt lɛt ʌs krɒs ðə ˈbɔːdə wɪˈðaʊt ˈpɑːspɔːts./
- A: “May I use other material documents during exam?” (Tôi có được sử dụng tài liệu khác trong giờ kiểm tra không?)
- B: “No, you may not.” (Bạn không được phép đâu!)
/nəʊ, juː meɪ nɒt/
Ví dụ: Hãy “bắt nhịp” với sự từ chối một cách hài hước bất tận cùng một trong những bộ phim hài ăn khách nhất mọi thời đại – “The Big Bang theory” các bạn nhé!
4.2.3. S+ must/ must not + V
Đây là một mức độ trang trọng và nghiêm túc hơn của việc phản hồi về sự xin phép của người khác, nhưng không phổ biến vì mức độ của nó nặng hơn can và may. Thực tế, “Must/ Must not” thường được dùng trong các thông báo, hoặc biển chỉ dẫn:
- “She mustn’t park here. It’s private property.” (Cô ấy không được đỗ ở đây. Đây là vùng sở hữu tư.)
- A: “Mommy, can I take the dog for a side walk?” (Mẹ ơi, con dắt chó đi chơi nhé!)
- B: “No, you mustn’t. You never went out alone!” (Không nên đâu. Con còn chưa ra ngoài một mình bao giờ!)
5. Mẫu hội thoại
Để nắm được những ‘bí kíp tuyệt mật’ kia một cách nhanh nhất, hãy cùng chúng mình xem xem những nhân vật dưới đây đã biến tấu chúng một cách thật tự nhiên như thế nào nhé! Bạn sẽ không cần ghi chép quá tỉ mỉ và vẫn có thể thuộc bài thật lâu nếu rủ được cạ cứng cùng “đóng vai” lại những nhân vật này đấy!
5.1. Đề nghị
- Đoạn video 1:
A: “Could you please tell us if service is included in the bill?” (Bạn có thể nói cho tôi biết phí dịch vụ đã được bao gồm trong hóa đơn đúng không?)
B: “Yes. A service charge of 10% is included.” (Đúng vậy. 10% phí dịch vụ đã được bao gồm.)
/jɛs. eɪ ˈsɜrvəs ʧɑrʤ ʌv 10% ɪz ɪnˈkludəd./
- Đoạn video 2:
A: “Would you mind helping me lift this table?” (Bạn có thể giúp tôi nâng cái bàn này được không?)
B: “No problem. I'll do it.” (Không vấn đề. Tôi sẽ giúp bạn.)
/noʊ ˈprɑbləm. aɪl du ɪt./
5.2. Xin phép
- Đoạn video 1:
A: “Professor, I would like to discuss my perspective. May I?” (Thưa Giáo sư, tôi xin phép được nói lên quan điểm của mình.)
/prəˈfɛsə, aɪ wʊd laɪk tuː dɪsˈkʌs maɪ pəˈspɛktɪv. meɪ aɪ?/
B: “Very good, very good. You can share whatever it is you have to say. Zhang Mingdao, please speak.” (Rất tốt! Anh có thể bày to những gì anh muốn. Xin mời, Dương Minh Đào!)
/ˈvɛri gʊd, ˈvɛri gʊd. juː kæn ʃeə wɒtˈɛvər ɪt ɪz juː hæv tuː seɪ. Zhang Mingdao, pliːz spiːk/
- Đoạn video 2:
A: “Excuse me, may I go through?” (Xin lỗi, cho tôi đi qua với ạ!)
/ɪksˈkjuːs miː, meɪ aɪ gəʊ θruː?/
B: “Sure.” (Được thôi.)
/ʃʊə/
A: “Thanks.” (Xin cảm ơn!)
/θæŋks/
6. Bài tập thực hành
Hãy “diễn” lại các mẫu hội thoại dưới đây với ít nhất 2 người bạn, để xem ngữ điệu của các bạn ấy khác nhau như thế nào để chúng ta có thể học tập và rút kinh nghiệm nhé! Ngoài ra hãy thử đổi vai giữa các hội thoại với nhau để để dạng hóa tông giọng của từng tình huống nha.
6.1. Đề nghị
Conversation 1: Mike and Becca are a couple on holiday in Scotland and Mike goes up to a stranger:
Mike : ‘Excuse me, sorry to bother you, would you mind taking our picture?’
/ɪksˈkjuːs miː, ˈsɒri tuː ˈbɒðə juː, wʊd juː maɪnd ˈteɪkɪŋ ˈaʊə ˈpɪkʧə?/
Stranger : ‘No not at all. Where would you like to stand?’
/nəʊ nɒt æt ɔːl. weə wʊd juː laɪk tuː stænd?/
Becca : ‘Here’s fine. In front of the building.’
/hɪəz faɪn. ɪn frʌnt ɒv ðə ˈbɪldɪŋ/
Stranger : ‘Great, say cheese.’
/greɪt, seɪ ʧiːz/
Conversation 2: Lou and Paul are classmates. Lou’s pen runs out:
Lou : ‘My pen has run out. Could I borrow one of yours?’
/maɪ pɛn hæz rʌn aʊt. kʊd aɪ ˈbɒrəʊ wʌn ɒv jɔːz?/
Paul : ‘Sure. Here you are.’
/ʃʊə. hɪə juː ɑː/
Lou :‘Thanks.’
/θæŋks/
6.2. Xin phép
Conversation 3: Marie needs to ask her boss for permission to leave work early the next day:
Marie : ‘Mr Robert.’
/Mr ˈrɒbət/
Mr. Robert : ‘Hi Marie, is everything OK?’
/haɪ məˈriː, ɪz ˈɛvrɪθɪŋ ˈəʊˈkeɪ?/
Marie : ‘Yes thanks. It’s just, do you mind if I leave early tomorrow? I need to take my cousin to the airport.’
/jɛs θæŋks. ɪts ʤʌst, duː juː maɪnd ɪf aɪ liːv ˈɜːli təmɒrəʊ? aɪ niːd to teɪk maɪ ˈkʌzn tuː ði ˈeəpɔːt/
Mr. Robert : ‘No, of course not. That’s fine.’
/nəʊ, ɒv kɔːs nɒt. ðæts faɪn./
Marie : ‘Thank you so much!’
/θæŋk juː səʊ mʌʧ!/
Conversation 4: Sean and his friends are selling lemonade for charity in front of his neighbor’s garden – Dan:
Sean : ‘Pardon me, Mr. Dan, I’m sorry to bother you but could we place our booth here for a morning?’
/ˈpɑːdn miː, Mr. dæn, aɪm ˈsɒri tuː ˈbɒðə juː bʌt kʊd wiː pleɪs ˈaʊə buːð hɪə fɔːr ə ˈmɔːnɪŋ?’/
Mr. Dan : ‘Hmm…I think you may not. I’m having my friends coming.’
/Hmm…aɪ θɪŋk juː meɪ nɒt. aɪm ˈhævɪŋ maɪ frɛndz ˈkʌmɪŋ./
Sean : ‘Oh sorry, Mr. Dan! We are moving.’
/əʊ ˈsɒri, Mr. dæn! wiː ɑː ˈmuːvɪŋ./
Mr. Dan : ‘Alright man, no problem.’
/ɔːlˈraɪt mæn, nəʊ ˈprɒbləm/
Hi vọng rằng những mẫu câu trên đây đã giúp các bạn biết thêm nhiều cách nói đề nghị và xin phép bằng tiếng Anh. Chỉ cần dành ra mỗi ngày một chút thời gian luyện tập và cố gắng áp dụng chúng vào tình huống hàng ngày, trình độ tiếng Anh của bạn sẽ cải thiện đáng kể đấy! Hãy chờ đón những bài viết khác của chúng mình nha.
Đừng quên cài đặt eJOY extension để có một người “bạn đồng hành” kiêm “trợ lý” đắc lực trong việc học từ vựng tiếng Anh đơn giản và tiện lợi mỗi ngày nhé! Tải eJOY Extension miễn phí