Bạn có biết rằng có hơn 14 triệu kết quả trong vòng 0.31 giây nếu bạn Google “phỏng vấn xin việc” không? Phỏng vấn xin việc luôn là một chủ đề nhận được sự quan tâm sâu sắc. Bất cứ ai cũng từng trải qua quá trình này. Qua bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng giắt túi bài học về phỏng vấn xin việc qua phim Tiếng Anh nhé! Đây là cách hay giúp bạn học thêm về một cuộc phỏng vấn đời thực. Bạn còn có thể trau dồi Tiếng Anh đáng kể qua việc xem phim đấy.
Bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết bổ ích về học Tiếng Anh qua phim của eJOY nhé.
Bỏ túi kinh nghiệm phỏng vấn qua các bộ phim Tiếng Anh
1. Step Brothers (2008)
Bộ phim là câu chuyện về hai chàng trai 40 tuổi thất nghiệp Brennan và Dale sống cùng bố mẹ. Mọi chuyện xảy ra khi cha Dale lấy mẹ Brennan và họ trở thành hai anh em “ghẻ”. Bố mẹ họ quyết định hai chàng trai phải tự lập. Họ phải tự tìm việc, tự thuê nhà ở, tự nuôi thân. Nếu bạn nghĩ mình từng trải qua một cuộc phỏng vấn tệ hại nhất trên đời, bạn sẽ phải suy nghĩ lại sau khi xem cảnh phỏng vấn xin việc của hai anh chàng này. Ví dụ như khi nói về điểm yếu của bản thân, họ đã nói:
“I need someone to go up and down the elevator with me, I have a weakness for sweets… We are also slow learners and not particularly good listenter”
(Tôi cần người lên xuống thang máy cùng, tôi không cưỡng lại được đồ ngọt… Chúng tôi cũng là người học chậm và hẳn không phải là những người biết lắng nghe)
Bài học rút ra: Nhà tuyển dụng mong muốn được biết về điểm yếu trong tính cách, công việc của bạn. Và còn cả cách bạn khắc phục như thế nào. Hiển nhiên họ không quan tâm những điểm yếu không liên quan như cần người đi thang máy. Một điều cần nhớ là có thể bạn không có kinh nghiệm, nhưng biết đâu bạn sẽ được nhận vì thái độ cầu tiến và tính cách phù hợp. Nên tuyệt đối đừng nói những câu miêu tả bạn không có tinh thần ham học hỏi như 2 anh chàng Dale và Brennan nêu trên.
2. The Pursuit Of Happiness (2006)
Đây là một trong những bộ phim với phân cảnh phỏng vấn xin việc nổi tiếng nhất của điện ảnh. Chris Gardner, nhân vật chính, từ một người bán hàng vô gia cư trở thành một nhà môi giới chứng khoán sau một cuộc phỏng vấn đầy ấn tượng. Chris hầu như không có kinh nghiệm hay trình độ chuyên môn ở vị trí này. Nhưng chính tính cách và sự khôn ngoan của anh đã thuyết phục được các nhà tuyển dụng. Cụ thể, Chris đã thẳng thắn bày tỏ:
“Can I say something? Um, I’m the type of person that if you ask me a question and I don’t know the answer, I’m gonna tell you that I don’t know. But I bet you what, I know how to find the answer and I will find the answer.”
(Tôi có thể nói điều này chứ. Hmm, tôi là tuýp người khi ngài hỏi tôi một câu khi tôi không biết câu trả lời thì tôi sẽ nói rằng tôi không biết. Nhưng tôi dám chắc với ngài, tôi biết làm cách nào để tìm được và tôi sẽ tìm được)
Bài học rút ra: Một trong những yếu tố quan trọng nhất của phỏng vấn là hãy là chính bạn và nói ra sự thật. Phỏng vấn là một quá trình hai chiều. Đó là cơ hội để bạn hiểu về công việc và để nhà tuyển dụng hiểu bạn là ai. Trong phim, Chris đã gây ấn tượng với nhà tuyển dụng vì sự chân thành và tinh thần cầu tiến của anh. Đó cũng là chìa khóa quyết định giúp Chris giành được công việc này.
3. The Devil Wears Prada (2006)
Andy – cô sinh viên xuất sắc khoa báo chí – được nhận vào làm tại một vị trí mà “hàng triệu cô gái mơ ước”. Đó là trở thành thư ký cho nữ biên tập viên thời trang quyền lực, Miranda Priestly. Từ một cô gái bỡ ngỡ không có chút hiểu biết gì về thời trang, Andy đã dần giành được sự tin tưởng của Miranda. Miranda đã nhìn thấy tiềm năng ở Andy khi cô nói:
“I’m not skinny or glamorous and I don’t know that much about fashion, but I’m smart, I learn fast and I will work very hard”
(Tôi không mảnh mai hay rực rỡ và cũng chẳng biết nhiều về thời trang, nhưng tôi thông minh, tôi học tập rất nhanh và tôi sẽ làm việc cực kì cố gắng)
Bài học rút ra: Hãy cho nhà tuyển dụng thấy quyết tâm của bạn. Thực tế, Andy không chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn như tìm hiểu về vị trí hay cấp trên. Các kinh nghiệm và giải thưởng của cô về báo chí cũng không liên quan mấy đến vị trí. Thế nhưng, khoảnh khắc khi Andy quay đầu lại và đáp trả Miranda rằng bản thân có thể làm tốt vị trí này, Miranda đã tìm thấy tiềm năng ở cô và chấp nhận cô làm trợ lý. Tuy nhiên, trong trường hợp đời thật thì việc tìm hiểu về công ty và vị trí bạn ứng tuyển là điều cơ bản nên tuyệt đối đừng bỏ qua nhé!
Hướng dẫn chi tiết học Tiếng Anh hiệu quả qua phim
- Xem toàn bộ một tập phim trước, sử dụng Engsub, song ngữ hoặc Vietsub tùy vào khả năng nghe của riêng bạn. Đây là lúc bạn làm quen với toàn bộ tập phim, chính vì thế hãy “tạm quên” đi việc học tiếng Anh và tận hưởng bộ phim bạn nhé. Nếu bạn xem phim với phụ đề song ngữ hoặc tiếng Anh thì hãy nhớ tra và lưu lại từ mới nhé.
- Chọn những đoạn hay hoặc dễ nghe để học. Đây là lúc việc học tiếng Anh bắt đầu. Đối với người ở trình độ mới bắt đầu, bạn nên chọn những đoạn dễ nghe và có câu từ đơn giản, dễ hiểu để bắt đầu học. Nếu bạn thuộc trình độ Intermediate rồi thì hãy xem những đoạn hay mà mình yêu thích. Những đoạn hay ở đây có thể là những đoạn có nhiều cấu trúc từ mới, hay là những đoạn giao tiếp tự nhiên mà bạn muốn tham khảo kỹ hơn để cải thiện cách nói của mình. Sau đấy thì luyện tập auto-pause, nói nhại theo từng câu trong đoạn phim cho tới khi thành thạo
- Xem lại và tự ôn luyện để nhớ kiến thức lâu hơn. Lần xem lại này bạn chỉ nên xem với phụ đề song ngữ hoặc tốt nhất là tiếng Anh để kiểm tra mức độ nghe hiểu của mình. Việc ôn tập từ đã lưu trong các đoạn phim sau đấy cũng rất cần thiết để bạn ghi nhớ và thành thạo cách sử dụng các từ vựng đó. Nếu không ôn tập từ vựng, bạn sẽ nhanh chóng quên những gì đã học ở tập phim trước khi bạn chuyển sang học tiếp với tập phim tiếp theo.
Phimlearning.com cũng là một công cụ không thể thiếu nếu muốn học tiếng Anh qua phim một cách hiệu quả. Phimlearning.com là một website với kho phim đa dạng, phong phú, đã có sẵn phụ đề Anh lẫn Việt để bạn tùy ý lựa chọn. Ngoài ra chất lượng âm thanh, hình ảnh cực kỳ tốt và cho phép người xem chọn tốc độ phát video cũng là điểm cộng của trang này. Bạn hoàn toàn có thể dùng ngay eJOY eXtension khi xem phim ở đây nữa – chẳng phải đây là một sự kết hợp vô cùng hoàn hảo để vừa học vừa xem phim sao?
Bạn hãy đọc thêm bài viết Cách học tiếng Anh qua phim – Từ A-Z của eJOY để hiểu chi tiết cách tiến hành từng bước học nhé. Đừng quá nóng lòng về kết quả, nếu bạn luyện tập đều đặn hằng ngày thì tiếng Anh của bạn ắt sẽ được cải thiện.
Xem thêm
- Cách học tiếng Anh qua phim – Từ A-Z
- Làm Thế Nào Để Học Cách Chào Hỏi Bằng Tiếng Anh Qua Phim?
- The Devil Wears Prada: Học Cách Giới Thiệu về Bản Thân Chỉ Qua 1 Đoạn Phim
- Học tiếng Anh qua Đoạn Phim: Các Tình Huống Giao Tiếp Tại Nhà Hàng
Hi vọng qua bài viết về kinh nghiệm phỏng vấn xin việc qua phim tiếng Anh này, bạn đã thu thập được một số bài học cần thiết để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh. Đừng quên vận dụng những gì đã học cùng eJOY để nâng cao trình độ Tiếng Anh hơn nhé!