11 Điểm Khác Biệt Giữa Tiếng Anh và Tiếng Việt

Bạn có bao giờ băn khoăn tại sao tiếng Anh và tiếng Việt đều sử dụng hệ chữ La-tinh mà cách đọc lại chẳng giống nhau tẹo nào không? Thực tế là tiếng Anh và tiếng Việt còn có rất nhiều điểm khác biệt khác nữa. Các cụ có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Vậy hãy cùng mình tìm hiểu 11 điểm khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt để có thể chinh phục được ngôn ngữ này nhé.

Từ cuối thế kỷ 19, cùng sự xâm lược của Thực dân Pháp, hệ chữ La-tinh đã được du nhập vào Việt Nam và dần dần trở thành chữ viết chính thức được sử dụng. Tuy nhiên tiếng Việt đã có cả một lịch sử chịu ảnh hưởng từ tiếng Trung Quốc nên cả về mặt phát âm lẫn ngữ pháp đều có sự khác biệt lớn so với những ngôn ngữ dựa trên chữ La-tinh khác.

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu vì sao mà tiếng Anh và tiếng Việt nhìn có vẻ không khác nhau là mấy mà lại đọc không giống nhau tí nào:

1. Cách đọc

1.1. Âm tiết

  • Tiếng Việt:

Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm.

Ngôn ngữ đơn âm có nghĩa là mỗi một từ tiếng Việt là một âm tiết, một tiếng, một khối hoàn chỉnh trong phát âm.

Ví dụ:

Tôi là một giáo viên.

Sẽ được đọc rõ ràng từng từ là “Tôi” “là” “một” “giáo” “viên

  • Tiếng Anh:

Trong khi đó, tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm. Điều này có nghĩa, nhiều từ trong tiếng Anh không được cấu tạo từ 1 âm tiết, mà từ nhiều âm tiết.

Ví dụ:

I am a teacher.

/aɪ æm ə ˈtiːʧə /

Hai câu ví dụ trên đều có cùng ý nghĩa nhưng ở câu tiếng Việt mỗi từ là một âm tiết tách rời, cả danh từ “giáo viên” cũng được đọc tách ra thành 2 từ hoàn toàn riêng biệt là “giáo” và “viên”. Ở ví dụ tiếng Anh, “teacher” là một từ duy nhất và được đọc thành 2 âm tiết ˈtiːʧə không tách rời mà nối với nhau.

Nhiều người có thói quen đọc tiếng Anh như đọc tiếng Việt, tức là đối với các từ tiếng Anh có nhiều âm tiết cũng bị chia nhỏ thành từng tiếng tách rời, đều bắt nguồn từ sự khác biệt này.

1.2. Trọng âm

  • Tiếng Việt:

Do tính chất đơn âm của tiếng Việt nên khi đọc các từ sẽ được đọc rõ và đồng đều, thường không nhấn trọng âm.

Như trong câu ví dụ “Tôi là một giáo viên” mỗi từ được đọc rõ ràng như nhau: Tôi = là = một = giáo = viên.

Hãy tra từ để biết trọng âm của từ.
Hãy tra từ để biết trọng âm của từ (Nguồn: Unplash)
  • Tiếng Anh

Ngược lại, trong tiếng Anh, những từ đa âm tiết thường có một hoặc vài trọng âm. Việc đọc đúng trọng âm sẽ quyết định khả năng người khác có nghe hiểu đúng hay không.

Ví dụ từ “teacher” sẽ được đọc nhấn mạnh vào âm tiết đầu như sau ˈtiːʧ ə

Cả câu “I am a teacher” sẽ được đọc nhấn mạnh vào danh từ “I” và “teacher” và động từ “am”, từ “a” sẽ gần như bị lướt qua.

I am a–teacher

/aɪ æm əˈtiːʧə/

Có rất nhiều từ trong tiếng Anh chỉ cần đọc sai trọng âm thì người nghe sẽ hiểu ra một nghĩa khác.

Ví dụ với từ “present” gồm 2 âm tiết

Nếu nhấn mạnh vào âm tiết đầu sẽ được đọc là /ˈprez.ənt/ là danh từ mang nghĩa là món quà, hiện tại

Nếu nhấn mạnh vào âm tiết sau sẽ được đọc là /prɪˈzent/ là động từ mang nghĩa là giới thiệu, thuyết trình…

Việc nắm được trọng âm của từ là vô cùng quan trọng. Vì thói quen nói tiếng Việt mà chúng ta nhiều khi bỏ qua việc nhấn trọng âm này.

1.3. Dấu và ngữ điệu

  • Tiếng Việt:

Tiếng Việt có dấu (tonal language). Cụ thể trong tiếng Việt có 6 dấu hay 6 thanh khác nhau. Cũng giống như trong tiếng Trung, việc thay đổi dấu hay thanh sẽ làm thay đổi nghĩa của từ.

Ví dụ:

La – Là – Lá – Lạ – Lả – Lã có nghĩa hoàn toàn khác nhau

Việc có dấu hay có thanh cũng khiến cho tiếng Việt được cho là có giai điệu “như hát” theo lời nhận xét của rất nhiều người nước ngoài.

  • Tiếng Anh:

Tiếng Anh không có dấu nhưng có trọng âm và ngữ điệu (intonation). Có một số quy tắc về ngữ điệu trong tiếng Anh (Luyện nói tiếng Anh tự nhiên với ngữ điệu) nhưng nhìn chung, việc thay đổi ngữ điệu và thay đổi trọng tâm của câu giúp thể hiện thái độ và ý định của người nói.

Ví dụ:

You don’t like her!

=> Việc lên giọng cuối câu thể hiện sự ngạc nhiên, sửng sốt.

Khi nhấn mạnh vào “don’t” thể hiện sự ngạc nhiên “tại sao lại có thể KHÔNG thích cô ấy được cơ chứ”

Khi nhấn mạnh vào “her” thể hiện sự ngạc nhiên “tại sao lại không thích CÔ ẤY được cơ chứ”

1.4. Mối liên hệ giữa chữ viết và cách đọc

  • Tiếng Việt:

Trong tiếng Việt, mỗi chữ cái chỉ có một cách phát âm. Do vậy, khi viết được từ thì chúng ta có thể biết được cách đọc của từ đó.

  • Tiếng Anh:

Ngược lại, trong tiếng Anh các chữ cái trong các từ khác nhau có thể được đọc rất khác nhau và các chữ cái hoàn toàn khác nhau trong các từ khác nhau lại được đọc giống nhau.

Ví dụ:

Ape – App

/eɪp/ – /æp/

(Con khỉ đột – Ứng dụng di động)

Cùng là chữ “a” nhưng trong hai từ trên được đọc hoàn toàn khác nhau.

Garage – Vision

/ɡə’rɑʒ/ – /’vɪʒən/

(Ga-ra để xe – Tầm nhìn)

Chữ “g” và “s” lại được đọc giống nhau là “ʒ”

Thật thú vị phải không nào! Đây là lí do mà chúng ta thường hay lúng túng khi gặp một từ mới tiếng Anh vì không biết phải đọc như thế nào. Giải pháp cho bạn chính là hãy nhớ tra từ điển để xem phiên âm của từ. Hoặc bạn cũng có thể chọn một cách đơn giản hơn là cài đặt eJOY Extension vào trình duyệt Chrome để tra được từ vựng mới mọi lúc mọi nơi, tra được cách đọc và NGHE được cả cách đọc từ vựng đó.

Tải eJOY Extension MIỄN PHÍ

1.5. Nguyên âm

Tiếng Việt có không phân biệt rõ ràng cách đọc cho các nguyên âm đơn ngắn trong khi tiếng Anh có cách đọc nguyên âm đơn ngắn và dài. Việc đọc sai các nguyên âm đơn ngắn – dài có thể khiến người nghe hiểu sai nghĩa dẫn tới hiểu sai ý muốn truyền đạt.

Ví dụ:

Sheep – Ship

p/ – /ʃɪp/

(Con cừu – Tàu biển)

Heat – Hit

/hiːt/ – /hɪt/

(Sức nóng – Cú đánh, cú va chạm)

Hãy xem đoạn video sau để thấy được mức độ “nghiêm trọng” nếu đọc không đúng nguyên âm ngắn và dài nhé:

Hãy nhớ tra từ để xác định nguyên âm đó là ngắn hay dài để tránh những hiểu lầm tai hại như trong video trên nhé.

1.6. Phụ âm

  • Tiếng Việt:

Các phụ âm chỉ đứng ở đầu hoặc cuối từ. Chúng ta thường chỉ đọc phụ âm khi chúng đứng ở đầu từ. Khi đứng cuối từ, các phụ âm thường kết hợp với nguyên âm ở trước nó để tạo ra một âm mới như “o+n=on” trong “con” và khi đọc chúng ta không đọc phụ âm cuối.

Tiếng Việt có 11 trường hợp các phụ âm đứng cạnh nhau để tạo thành một phụ âm ghép mới và có cách đọc được quy định như sau (theo Wikipedia)

  1. c+h=ch đọc là c khi đứng ở đầu từ, đọc giống k khi đứng cuối từ
  2. n+h=nh đọc là ɲ
  3. p+h=ph đọc là f
  4. g+h=gh đọc là ɣ (giống như “g”) như trong từ
  5. k+h=kh đọc là x
  6. t+h=th đọc là tʰ
  7. t+r=tr đọc là ʈ
  8. n+g=ng đọc là ŋ hoặc ŋm khi đứng ở cuối câu
  9. n+g+h=ngh cũng đọc là ŋ
  10. g+i=gi đọc là j
  11. q+u=qu đọc là k
  • Tiếng Anh:

Các phụ âm có thể đứng ở đầu, cuối và giữa của từ. Và chúng ta cần phát âm rõ tất cả các phụ âm đó.

Ví dụ:

English (tiếng Anh) sẽ cần đọc rõ là eNGLiSH /ˈɪŋglɪʃ/

Necklace (vòng cổ) sẽ cần đọc rõ Necklace / ‘nɛklɪs/

Đặc biệt, việc phát âm rõ các phụ âm cuối rất quan trọng để nhận biết và phân biệt các từ.

Ví dụ:

Why /waɪ/ – tại sao

Wife /waɪf/ – người vợ

Wine /waɪn/ – rượu vang

White /waɪt/ – màu trắng

Nếu bạn bỏ qua các phụ âm cuối thì tất cả các từ trên đều nghe như là /waɪ/ và nghĩa của các từ sẽ bị lẫn lộn với nhau.

Chính bởi thói quen nói tiếng Việt nên khi nói tiếng Anh chúng ta cũng thường không chú ý tới các phụ âm cuối dẫn đến người nghe không hiểu được chúng ta nói gì, bản thân chúng ta cũng bị bối rối giữa các từ nghe giống nhau như ví dụ trên. Thêm vào đó, việc bỏ qua phụ âm cuối còn làm ảnh hưởng tới ngữ điệu tiếng Anh bởi bạn đã bỏ qua một yếu tố để nối âm luyến láy rồi.

Tiếp theo, hãy xem sự khác biệt về ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt nào:

2. Ngữ pháp

2.1. Cấu trúc của từ

  • Tiếng Việt:

Trong tiếng Việt chúng ta không có khái niệm về từ gốc, tiền tố và hậu tố của một từ để làm thay đổi ý nghĩa của từ đó.

Ví dụ:

Chúng ta có tính từ “hạnh phúc”, chúng ta thêm “không hạnh phúc” để tạo nên tính từ có nghĩa ngược lại, thêm “niềm hạnh phúc” để biến tính từ thành danh từ, thêm “một cách hạnh phúc” để biến thành trạng từ.

  • Tiếng Anh:

Trong tiếng Anh, việc thêm tiền tố (prefix) và hậu tố (suffix) có thể biến đổi ý nghĩa và dạng của từ.

Ví dụ:

  • Với từ “happy”: (adj) hạnh phúc

Unhappy: (adj) không hạnh phúc/bất hạnh

Happiness: (n) niềm hạnh phúc/sự hạnh phúc

Happily: (adv) một cách hạnh phúc

Thay đổi các yếu tố tiền tố - hậu tố sẽ thay đổi nghĩa và dạng của từ
Thay đổi các yếu tố tiền tố – hậu tố sẽ thay đổi nghĩa
và dạng của từ
  • Với từ “work”: (v) làm việc

Worker: (n) công nhân

Overwork: (v) làm việc ngoài giờ

Workaholic (n) người tham việc

  • Với từ “response” (v) phản ứng

Responsible (adj) có trách nhiệm

Responsibility (n) trách nhiệm

Irresponsible (adj) vô trách nhiệm

2.2. Biến thể của từ

  • Tiếng Việt:

Trong tiếng Việt các từ vựng vẫn được giữ nguyên bất kể ngôi của chủ ngữ, số ít hay số nhiều hoặc thì của động từ.

Ví dụ:

  • Tôi một cái bánh.
  • Anh ấy ba cái bánh.

Động từ “có” và danh từ “cái bánh” vẫn được giữ nguyên không thay đổi bất kể số lượng và ngôi của chủ ngữ.

  • Tiếng Anh:

Tiếng Anh thì khác, động từ sẽ thay đổi theo chủ ngữ và danh từ sẽ biến đổi theo số lượng.

Ví dụ:

  • I have a cake.
  • He has three cakes.

Đây là lý do nhiều bạn rất hay mắc lỗi không chia động từ khi đặt câu hoặc quên viết số nhiều của danh từ.

2.3. Mạo từ

  • Tiếng Việt:

Trong tiếng Việt, chúng ta không phân biệt rạch ròi danh từ xác định và danh từ không xác định.

Ví dụ:

Tôi vừa xem xong bộ phim How I Met Your Mother và tôi không thích cái kết của nó.

Ở đây danh từ “cái kết” được sử dụng mà không được định rõ là danh từ xác định hay không xác định. Mặc dù chúng ta vẫn có thể tự hiểu được đây chính là “cái kết” của bộ phim How I Met Your Mother.

  • Tiếng Anh:

Trong tiếng Anh việc sử dụng mạo từ rất quan trọng để xác định danh từ đó là một danh từ không xác định (người nghe chưa biết tới) hoặc là một danh từ xác định (người nghe đã biết danh từ được nhắc đến là danh từ nào).

Ví dụ:

  • I have just finished the series How I Met Your Mother and I don’t like the ending.

Ở đây mạo từ “the” được sử dụng giúp xác định danh từ “ending”, người đọc biết chắc chắn “the ending” này chính là cái kết của bộ phim mà không cần phải nhắc lại.

Sự khác biệt này khiến chúng ta lúng túng với việc sử dụng mạo từ trong tiếng Anh bởi bản thân chúng ta không xác định được khi nào cần dùng mạo từ, khi nào không, khi nào dùng mạo từ không xác định, khi nào cần dùng mạo từ xác định.

2.4. Các thì của động từ

  • Tiếng Việt:

Trong tiếng Việt chúng ta thường chỉ sử dụng 3 thì: quá khứ – hiện tại – tương lai không phân biệt rạch ròi giữa thời điểm nói và thời điểm diễn ra hành động. Và ở 3 thì này thì động từ vẫn được giữ nguyên, chúng ta chỉ đơn giản là thêm vào các từ “đã”, “đang” và “sẽ” vào để phân biệt các thì mà thôi.

Ví dụ:

Khi nói về việc làm bài tập, chúng ta thường chỉ quan tâm đến hành động “làm bài tập”

  • Tôi đã làm xong bài tập.
  • Tôi đang làm bài tập.
  • Tôi sẽ làm bài tập.
  • Tiếng Anh:

Trong tiếng Anh có tới 12 thì, được phân biệt rạch ròi theo thời điểm nói và thời điểm xảy ra hành động. Đối với mỗi thì lại có một công thức riêng cho 3 thể khẳng định – phủ định – nghi vấn, cho ba ngôi chủ ngữ thuộc số ít, số nhiều và cần được sử dụng đúng hoàn cảnh.

Ví dụ:

Hãy xem một ví dụ ở thể phủ định, chủ ngữ thuộc ngôi thứ nhất (I) vẫn với hành động làm bài tập (do homework)

Một hành động "làm bài tập" có thể được thể hiện ở 12 thì
Một hành động “làm bài tập” có thể được thể hiện ở 12 thì

Quá khứ đơn

I did my homework.

Mình đã làm bài tập (tại một lúc nào đó trong quá khứ.)

Quá khứ tiếp diễn

I was doing my homework at 7 pm yesterday.

Quá khứ hoàn thành

I had done my homework before 7 pm yesterday.

Mình đã làm xong bài tập trước 7 giờ tối qua rồi. (thời điểm nói là ngày hôm nay)

Quá khứ hoàn thành tiếp diễn

I had been doing my homework before 7 pm yesterday.

Trước 7 giờ tối qua thì mình vẫn đang làm bài tập. (thời điểm nói là ngày hôm nay)

Hiện tại đơn

I do my homework everyday.

Ngày nào mình cũng làm bài tập. (chỉ một thói quen, một hoạt động diễn ra thường xuyên lặp lại)

Hiện tại tiếp diễn

I am doing my homework.

Mình đang làm bài tập. (tại thời điểm hiện tại)

Hiện tại hoàn thành

I have done my homework before you come.

Mình đã làm xong bài tập trước khi cậu đến. (tại thời điểm đang nói)

Hiện tại hoàn thành tiếp diễn

I have been doing my homework for 2 hours.

Mình đã ngồi làm bài tập 2 tiếng rồi (tính đến thời điểm đang nói).

Tương lai đơn

I will do my homework.

Tôi sẽ làm bài tập. (vào một lúc nào đó không xác định trong tương lai)

Tương lai tiếp diễn

I will be doing my homework at 7 pm today.

Lúc 7 giờ tối nay thì mình đang ngồi làm bài tập rồi. (đấy là việc chưa xảy ra, chỉ dự định thế thôi)

Tương lai hoàn thành

I will have done my homework before 7 pm today.

Mình sẽ hoàn thành bài tập trước 7 giờ tối nay. (đấy là dự định)

Tương lai hoàn thành tiếp diễn

I will have been doing my homework for 3 hours by 7 pm today.

Tính tới 7 giờ tối nay mình sẽ ngồi làm bài tập được 5 tiếng đồng hồ rồi đấy. (việc làm bài tập đã bắt đầu lúc 2 giờ chiều và thời điểm nói là giữa 2 giờ chiều và 7 giờ tối)

Bạn thấy không, với 12 cấu trúc của 12 thì, việc diễn đạt các hành động bằng tiếng Anh rất rõ ràng và dễ hiểu mà không cần phải bổ sung quá nhiều thông tin như cách diễn đạt chỉ với 3 thì trong tiếng Việt. Đây chính là lý do gây hoang mang cho phần lớn chúng ta khi chia động từ để diễn đạt được đúng ý của mình bằng tiếng Anh.

2.5. Thứ tự các từ trong câu

Mặc dù trật tự các từ trong câu giữa tiếng Anh và tiếng Việt có khá nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên chúng ta vẫn gặp những sự khác biệt nhất định về trình tự diễn đạt giữa hai thứ tiếng.

Ví dụ:

  • Tiếng Việt: Hôm qua tôi đến trường => chúng ta không nói “Yesterday I went school” - Tiếng Anh: Yesterday I went to school
  • Tiếng Việt: Anh mua quyển sách này ở đâu? - Tiếng Anh: Where did you buy this book?

Qua đây thì bạn đã phần nào hiểu được sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt rồi đấy. Nhưng đừng để khoảng cách đó làm bạn chùn bước trên con đường chinh phục tiếng Anh nhé. Có lối đi nào dẫn đến thành công mà trải toàn cánh hoa hồng đâu. Thay vào đó, bạn hãy vạch cho mình một chiến lược vượt qua những khác biệt để nói tiếng Anh ngày càng “pro” hơn nhé!

Team eJOY chúng mình sẽ luôn đồng hành cùng bạn!

Ngữ Pháp

More:

Bản tin eJOY(28)
Kiến Thức Nền Tảng(8)
Kỹ Năng Tiếng Anh(45)
Lộ Trình Học(32)
Luyện IELTS(41)
Ngữ Pháp(13)
Phát Âm(12)
Sản phẩm(6)
Tiếng Anh Giao Tiếp(158)
Từ Vựng Tiếng Anh(92)

Nội dung bài viết

    Related posts

    featured
    John DoeJ
    ·July 9, 2020

    Cẩm Nang Luyện Nghe Tiếng Anh Cho Người Mới Bắt Đầu

    featured
    John DoeJ
    ·February 29, 2020

    Học Tiếng Anh Hiệu Quả Với TED Talks Trên Điện Thoại

    featured
    John DoeJ
    ·October 2, 2018

    35+ Phần Mềm Học Tiếng Anh Tốt Nhất Theo Nhu Cầu Học

    featured
    John DoeJ
    ·May 22, 2018

    Cách Luyện Nói Tiếng Anh Với Kỹ Thuật Shadowing