Bài viết này sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan về 11 dạng câu hỏi thường gặp trong Ielts Reading để các bạn có thể luyện thi Ielts hiệu quả hơn.

LUYỆN THI IELTS READING QUA CÁC DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Để hoàn thành thật tốt bài thi Ielts, chúng ta cần ôn luyện cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Mỗi kĩ năng, mỗi phần thi đều có các chú ý riêng. Đối với kỹ năng đọc, trước khi chính thức bước vào quá trình ôn luyện, chúng ta cần nắm rõ được các dạng câu hỏi thường gặp. Vậy những dạng câu hỏi đó là gì? Bài viết này sẽ trình bày một số chú ý trong quá trình làm bài thi Ielts Reading

MỘT SỐ CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH LÀM BÀI THI IELTS READING

  1.      Nội dung cơ bản của các bài đọc trong Ielts Reading

Nội dung bài đọc trong Ielts Reading sẽ được lấy từ các cuốn sách, tạp chí, và báo. Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng, vì nội dung này sẽ không mang tính học thuật cao, những người không chuyên cũng có thể hiểu được. Bài đọc có thể được viết theo nhiều phong cách khác nhau, như tường thuật, miêu tả, hoặc mang tính tranh luận. Trong bài có thể có biểu đồ, đồ thị, hoặc hình ảnh minh họa. Nếu văn bản có chứa các thuật ngữ phức tạp, đề thi sẽ đưa ra phần giải thích ngắn gọn.

  1.      Một số chú ý quan trọng trong quá trình làm bài thi

Các bạn có thể nháp và trả lời vào đề thi, nhưng sau đó hãy nhớ chuyển đáp án ra tờ phiếu trả lời (Answer Sheet) vì đáp án của các bạn chỉ được chính thức công nhận trên tờ phiếu này. Một lưu ý nữa là phải chuyển đáp án ra tờ phiếu trong quá trình làm bài thi, vì các bạn sẽ không có thêm giờ để làm việc này. Chúng ta cũng nên chú ý khi chuyển đáp án thì viết đúng chính tả, ngữ pháp, vì mỗi câu trả lời chúng ta được 1 điểm, nên hãy cố gắng đừng đánh mất điểm nào nhé các bạn.

Chúng ta cần tận dụng tối đa 60 phút để đọc 3 đoạn văn và hoàn thành 40 câu hỏi với các dạng khác nhau. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu xem 11 dạng câu hỏi mà chúng ta có thể sẽ gặp trong bài thi Ielts Reading là gì nhé.

Bạn có thể xem thêm bài viết về 6 dạng câu hỏi trong bài thi IELTS Listening tại đây!

CÁC DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG IELTS READING

  1.   Dạng 1 – Multiple choice (Trắc nghiệm chọn đáp án đúng)

Để hoàn thành câu hỏi dạng này, các bạn sẽ chọn 1 trong 4 đáp án A, B, C, D hoặc 2 trong 5 đáp án (A, B, C, D, E), hoặc 3 trong 7 đáp án (A, B, C, D, E, F, G), sau đó viết chữ cái đại diện cho câu trả lời của mình vào tờ Answer sheet.

Câu hỏi có thể được đưa ra theo hai hình thức:

1.1.           Hoàn thiện câu: Đề bài sẽ đưa ra 1 vế của 1 mệnh đề, và bạn sẽ chọn 1 trong các phương án được cho sẵn để hoàn thiện vế còn lại của mệnh đề đó.

Ví dụ:

Dạng Mutiple Choice Questions (Cambridge Practice Test for IELTS 9 - Test 2-Reading Task Type)
Nguồn: Cambridge Practice Tests for IELTS 9–Test 2–Reading-Questions 27-31

1.2.           Trả lời câu hỏi: Đề bài đưa ra câu hỏi, và các bạn chọn 1 trong các phương án được cho sẵn để trả lời câu hỏi đó.

Câu hỏi sẽ được đưa ra theo thứ tự thông tin trong bài đọc từ trên xuống dưới. Điều này có nghĩa là đoạn văn chứa thông tin của câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất sẽ nằm trước đoạn văn chứa thông tin của câu trả lời cho câu hỏi thứ hai và cứ tiếp tục như vậy.

Ví dụ:

Dạng Multiple Choice Questions-Trả lời câu hỏi (Cambridge Practice Test for IELTS 12-Test 6-Reading Task Type)
Nguồn: Cambridge Practice Tests for IELTS 12–Test 6–Reading-Questions 10-11
  1.    Dạng 2 – Identifying information (Câu hỏi xác định thông tin)

Đây chính là dạng câu hỏi True/ False/ Not given. Đề bài sẽ đưa ra 1 loạt các mệnh đề và hỏi bạn ‘Do the following statements agree with the information in the text?’, có nghĩa là bạn cần xác định xem các mệnh đề đã cho có đúng với nội dung thông tin bài đọc hay không. Sau đó bạn sẽ trả lời True/ False/ Not given cho mỗi mệnh đề.

Điều đáng lưu ý ở dạng bài tập này là bạn cần phân biệt danh giới rõ ràng giữa false và not given. ‘False’ có nghĩa là mệnh đề đưa ra nói điều ngược lại với thông tin trong bài đọc. Còn ‘Not given’ có nghĩa là thông tin trong mệnh đề không tán thành và cũng không đối nghịch với thông tin bài đọc. Nói cách khác, ‘Not given’ có nghĩa là thông tin trong mệnh đề không có trong bài đọc. Các bạn cần phân biệt rõ hai khái niệm này, tránh nhầm lẫn. Các bạn có thể tham khảo phần giải thích bằng tiếng Anh dưới đây nhé.

  • If the text agrees with or confirms the information in the statement, the answer is TRUE
  • If the text contradicts or is the opposite to the information in the statement, the answer is FALSE
  • If there is no information or it is impossible to know, the answer is NOT GIVEN

Một điểm đáng chú ý nữa đó là chúng ta chỉ quyết định True/ False/ Not given dựa theo thông tin trong bài đọc, chứ không dựa vào hiểu biết riêng của cá nhân về lĩnh vực được nói đến.

Ví dụ:

Identifying information (Cambridge Practice Test for IELTS 12-Test 5-Reading Task Type)
Nguồn: Cambridge Practice Tests for IELTS 12–Test 5–Reading-Questions 1-5
  1.    Dạng 3 – Identifying writer’s views/claims (Xác định quan điểm của tác giả bài viết)

Đây chính là dạng câu hỏi Yes/ No/ Not given. Đề thi sẽ đưa ra một loạt các mệnh đề và hỏi bạn: ‘Do the following statements agree with the views/claims of the writer?’ (Những mệnh đề sau có tán thành quan điểm/ nhận định của tác giả bài viết không?). Và bạn sẽ chọn một trong ba phương án yes/ no/ not given để trả lời.

Ở dạng này, các bạn cũng cần phân biệt ‘No’ và ‘Not given’. No có nghĩa là mệnh đề đưa ra thông tin trái ngược lại với thông tin trong bài đọc, còn Not given có nghĩa là thông tin mệnh đề đưa ra không có trong bài đọc.

Ví dụ:

Identifying writer's views/claims (Cambridge Practice Test for IELTS 12-Test 5-Reading Task Type)
Nguồn: Cambridge Practice Tests for IELTS 12–Test 5–Reading-Questions 37-40
  1.    Dạng 4 – Matching information (Nối thông tin)

Các đoạn văn sẽ được dán nhãn bằng các chữ cái A, B, C, D, E, … Đề bài sẽ đưa ra cho các bạn một số mệnh đề, và yêu cầu các bạn định vị thông tin trong mệnh đề nằm ở đoạn văn nào trong bài đọc.

Đề bài có thể yêu cầu các bạn tìm những chi tiết nhỏ, ví dụ, nguyên nhân, lời miêu tả, so sánh, tóm tắt, giải thích trong bài đọc. Sẽ có thể có nhiều hơn 1 mệnh đề đưa ra các thông tin được tìm thấy trong cùng 1 đoạn văn, ví dụ mệnh đề thứ 14 và mệnh đề thứ 17 đều đề cập đến những thông tin có trong đoạn văn C trong bài đọc. Trong trường hợp này, đề bài sẽ nói rõ rằng bạn có thể chọn mỗi chữ cái nhiều hơn 1 lần, có nghĩa là cả câu 14 và 17 bạn đều có thể chọn đáp án C.

Và ngoài ra, không phải đoạn văn nào trong bài đọc cũng chứa thông tin bạn cần tìm kiếm, vì thế có thể sẽ có đáp án bạn không cần dùng tới. Ví dụ, nếu trong các mệnh đề được đưa ra trong đề bài không có mệnh đề nào đề cập đến bất kỳ dữ liệu nào có trong đoạn văn E, có nghĩa là bạn sẽ không cần dùng đáp án E.

Ví dụ:

Matching information (Cambridge Practice Test for IELTS 12-Reading Task Type)
Nguồn: Cambridge Practice Tests for IELTS 12–Test 6–Reading-Questions 1-3
  1.    Dạng 5 – Matching headings (Chọn tiêu đề cho đoạn văn)

Đề bài sẽ đưa ra một loạt các tiêu đề (thường được đại diện bởi các số La Mã không viết hoa i, ii, iii, …). Mỗi tiêu đề sẽ nói lên ý chính của một đoạn văn (paragraph) hoặc một phần (section) nào đó trong bài đọc. Các bạn sẽ có nhiệm vụ nối tiêu đề với đoạn văn hoặc section thích hợp (Mỗi paragraph, section đều đã được dán nhãn các chữ cái A, B, C, …). Số lượng tiêu đề sẽ thường nhiều hơn số lượng đoạn văn trong bài đọc, vì vậy, sẽ có thể có một số tiêu đề không cần sử dụng đến. Mỗi đoạn văn chỉ có 1 tiêu đề tương ứng, nhưng sẽ có thể có những đoạn văn không được hỏi đến, hoặc đã được lấy làm ví dụ cho thí sinh.

Ví dụ:

Matching headings (Cambridge Practice Test for IELTS 12-Reading Task Type)
Nguồn: Cambridge Practice Tests for IELTS 12–Test 5–Reading-Questions 27-32
  1.    Dạng 6 – Matching features (Nối đặc điểm)

Dạng này đòi hỏi bạn phải tìm thông tin cụ thể về đặc điểm của một người, hoặc một sự vật, một địa điểm, … trong bài. Đề bài sẽ cung cấp các danh từ riêng (tên người, vật, địa điểm, …) và bạn sẽ nối chúng với những mệnh đề chứa thông tin nêu lên đặc điểm của danh từ đó.

Ví dụ:

Matching features (Cambridge Practice Test for IELTS 12-Reading Task Type)
Nguồn: Cambridge Practice Tests for IELTS 12-Test 6–Reading-Questions 4-9
  1.    Dạng 7 – Matching sentence endings (Nối vế còn lại của câu)

Dạng này cho trước một loạt các câu chưa hoàn chỉnh, thường đánh số thứ tự và một danh sách các phương án A, B, C, D, … để hoàn thành các câu này. Đề bài sẽ đưa ra một vế của câu dựa trên nội dung bài đọc, và bạn sẽ chọn phương án chính xác nhất trong các phương án được cho sẵn để điền vào vế còn lại của câu.

Ví dụ:

Matching Sentence Endings (Cambridge Practice Test for IELTS 12-Reading Task Type)
Nguồn: Cambridge Practice Tests for IELTS 12–Test 7–Reading-Questions 37-40
  1.    Dạng 8 – Sentence completion (Hoàn thành câu)

Các bạn sẽ hoàn thành câu bằng cách điền từ, số vào chỗ trống cho sẵn dựa vào nội dung bài đọc. Chú ý là những từ, số này sẽ được lấy ra từ bài đọc chứ không phải do các bạn tự nghĩ hay suy ra.

Lưu ý khác:

  • Các bạn sẽ dựa vào thông tin trong bài đọc để trả lời các câu hỏi. Các câu hỏi sẽ được đưa ra theo thứ tự thông tin trong bài đọc. Điều này có nghĩa là, câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất sẽ được tìm thấy trước câu trả lời cho câu hỏi thứ hai, và cứ tiếp tục như vậy.

Ví dụ:

Sentence Completion (Cambridge Practice Test for IELTS 12-Reading Task Type)
Nguồn: Cambridge Practice Tests for IELTS 12–Test 5–Reading-Questions 14-21
  1.    Dạng 9 – Summary, note, table, flow-chart completion (Hoàn thiện đoạn văn tóm tắt, ghi chú, bảng, sơ đồ)

Ở dạng bài này, các bạn sẽ cần phải hoàn thiện bản tóm tắt của một đoạn văn hoặc một phần của một đoạn văn trong bài đọc dựa vào chính thông tin được cung cấp trong bài. Bản tóm tắt này thường ở dạng:

  • Summary (Đoạn văn tóm tắt): Gồm một số câu liên quan với nhau trong bài đọc

Ví dụ:

Summary Completion (Cambridge Practice Test for IELTS 12-Reading Task Type)
Nguồn: Cambridge Practice Tests for IELTS 12–Test 5–Reading-Questions 33-36
  • Notes (Bản ghi chú): Gồm một số câu ghi chú lại những nội dung quan trọng trong bài

Ví dụ:

Note Completion (Cambridge Practice Test for IELTS 11-Reading Task Type)
Nguồn: Cambridge Practice Tests for IELTS 1 –Test 3–Readin -Questions 1-9
  • Table (Bảng): Gồm một bảng tóm tắt lại nội dung đoạn văn nào đó trong bài đọc, với một số ô thiếu thông tin

Ví dụ:

Table Completion (Cambridge Practice Test for IELTS 12-Reading Task Type)
Nguồn: Cambridge Practice Tests for IELTS 12-Test 6–Reading-Questions 27-31
  • Flow-chart (Sơ đồ): Gồm các bước trong một quá trình được nối với nhau bởi các mũi tên

Ví dụ:

Flow-chart Completion (Cambridge Practice Test for IELTS 9-Reading Task Type)
Nguồn: Cambridge Practice Tests for IELTS 9–Test 1–Reading-Questions 34-39

Một số lưu ý:

  • Các câu trả lời có thể không theo thứ tự thông tin trong bài đọc.
  • Nội dung tóm tắt thường nằm trong một đoạn văn chứ ít khi nằm ở cả bài đọc.
  • Đề bài có thể yêu cầu bạn tìm từ trong bài đọc hoặc cung cấp sẵn các phương án cho bạn lựa chọn để điền vào chỗ trống.
  • Nếu đề bài yêu cầu bạn tìm từ trong bài đọc để điền vào chỗ trống, thì cần chú ý tới giới hạn số lượng từ được phép điền. Đề bài sẽ ghi rõ yêu cầu này, ví dụ: ‘NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER from the passage’, ‘ONE WORD ONLY’ or ‘NO MORE THAN TWO WORDS’. Vì thế các bạn chú ý đọc đề thật kĩ tránh trường hợp bị trừ điểm nhé.
  1.  Dạng 10 – Diagram label completion (Hoàn thiện dán nhãn biểu đồ)

Các bạn sẽ hoàn thiện việc dán nhãn cho biểu đồ dựa vào phần mô tả trong bài đọc. Đề bài sẽ đưa ra biểu đồ, có thể là biểu đồ miêu tả một quá trình nào đó. Trong biểu đồ này sẽ có một số chỗ trống để các bạn điền vào hoàn thiện, có thể là một số bước của quá trình, …

Một số lưu ý:

  • Các câu trả lời có thể không theo thứ tự thông tin trong bài đọc.
  • Nội dung cần điền thường nằm trong một đoạn văn chứ ít khi nằm ở cả bài đọc.
  • Biểu đồ có thể vẽ hình ảnh của một loại máy móc nào đó, hoặc một khu vực trong một tòa nhà, hoặc bất kỹ bộ phận của cấu trúc nào mà có thể được thể hiện bằng hình ảnh.

Ví dụ:

Diagram Label Completion (Cambridge Practice Test for IELTS 11-Reading Task Type)
Nguồn: Cambridge Practice Tests for IELTS 11–Test 1–Reading-Questions 20-26
  1.  Dạng 11 – Short-answer questions (Câu trả lời ngắn)

Ở dạng câu hỏi này, các bạn sẽ tìm các từ trong bài đọc để trả lời câu hỏi. Những câu hỏi này thường hỏi về các chi tiết trong bài đọc. Câu trả lời có thể gồm cả số cả chữ.

Ví dụ:

Short-answer Questions (Cambridge Practice Test for IELTS 9- Reading Task Type)
Nguồn: Cambridge Practice Tests for IELTS 9–Test 1–Reading-Questions 8-13

Một số lưu ý đối với các dạng 8, 9, 10, 11:

  • Khi điền số, các bạn có thể điền dưới dạng số (Ví dụ: 1) hoặc chữ (Ví dụ: one).
  • Những từ viết gọn (Ví dụ: I’m, don’t, …) sẽ không nằm trong nội dung phải điền.
  • Từ có dấu gạch nối ở giữa (Ví dụ: high-tech) sẽ được tính như 1 từ.
  • Các bạn cần đặc biệt lưu ý đến giới hạn số lượng từ và số được phép điền vào chỗ trống, không được điền quá giới hạn này nếu không muốn mất điểm. Ví dụ: ‘NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER from the passage’, ‘ONE WORD ONLY’ or ‘NO MORE THAN TWO WORDS’.

VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ HOÀN THÀNH TỐT BÀI THI IELTS READING?

Để luyện tập kĩ năng đọc sao cho thật tốt chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp điển hình như chăm chỉ ngồi luyện đề, hay luyện tập theo một số tips.

Tuy nhiên, nếu bạn không đủ thời gian để ngồi cày cuốc làm đề hay đơn giản là bạn không hợp với phương pháp đó thì một trong những cách học tiếng Anh rất hiệu quả là đọc thật nhiều, xem thật nhiều tài liệu để tạo phản xạ đối với tiếng Anh và bổ sung thêm vốn từ vựng.

Phương pháp “đọc nhiều, xem nhiều” để tạo phản xạ đối với tiếng Anh

Các bạn có thể tạo cho mình thói quen học tiếng Anh hằng ngày bằng việc nghe nhạc, xem phim, đọc báo, tận dụng thời gian khi nghỉ giải lao, đi xe buýt, … Bằng cách này, phản xạ đối với tiếng Anh sẽ dần được hình thành. Bạn sẽ cảm thấy tiếng Anh rất gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu. Tiếng Anh sẽ đến với bạn một cách tự nhiên, không gò bó, ép buộc. Xem phim, đọc báo, xem các video cũng chính là cách để học thêm nhiều từ mới về các chủ đề khác nhau. Và nếu băn khoăn về việc không biết tìm các nguồn video ở đâu, hay lo lắng về việc vào các trang như CNN, BBC để đọc sẽ gặp quá nhiều từ mới, thì eJOY app có lẽ chính là sự lựa chọn phù hợp và hiệu quả với bạn, bởi những lý do sau:

  1.      Tiết kiệm thời gian

Thứ nhất, bạn có thể tiết kiệm thời gian một cách tối đa. Bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi. Với eJOY app, bạn có thể tận dụng mọi khoảng thời gian chết như khi đi xe buýt, giờ nghỉ giữa giờ, … để học chứ không cần phải chờ đến lúc về nhà. Hơn nữa, khi đọc báo mạng, xem video, bạn có thể tra và lưu từ trực tiếp vào sổ từ vựng trên app, mà không cần thoát ra ngoài để tra từ điển rồi lại ghi ghi chép chép vào sổ tay nữa.

  1.      Dễ dàng, tiện lợi

Chỉ cần có wifi bạn đã có thể xem videos, đọc báo mạng và trực tiếp tra từ điển khi đang đọc, lưu videos vào thiết bị di động của bạn, để đến lúc không có wifi có thể lấy ra xem lại.

  1.      Vừa học vừa chơi

eJOY cung cấp nguồn video thực tế với trên 10000 videos thuộc 18 chủ đề khác nhau, và phân cấp 7 trình độ. Bạn chỉ cần lựa chọn chủ đề yêu thích, bật video và enjoy! Bạn có thể tra từ mới ngay khi đang xem video chỉ bằng một cái chạm. Sau đó, lưu từ mới này với Wordbook để chơi game hàng ngày. eJOY hiện đang có 6 games để bạn luyện tập cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết nhé!

  1.      Thông tin cập nhật

Bạn có thể cập nhật các thông tin mang tính thời sự qua các videos thuộc các chủ đề khác nhau như chính trị, khoa học kỹ thuật…trên eJOY hoặc qua báo mạng, Youtube… Thường xuyên đọc những thông tin mang tính học thuật như thế này chính là cách để các bạn bổ sung vốn từ vựng chuyên ngành, vốn từ vựng học thuật cho mình. Bằng cách mở rộng vốn từ vựng, bạn sẽ có thể tăng khả năng đạt điểm cao trong phần thi Ielts Reading lên rất nhiều.

 

Học tiếng Anh với eJoy rất thoải mái, thú vị và thật dễ dàng phải không nào? Tải eJoy miễn phí ngay và cùng trải nghiệm ứng dụng tuyệt vời này nhé.

Tải eJOY App miễn phí ngay