Để giao tiếp tiếng Anh hiệu quả, ngoài phát âm và từ vựng ra thì ngữ pháp cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Dĩ nhiên chúng ta không cần quá tập trung vào những cấu trúc ngữ pháp khó hiểu, phức tạp khi mới học tiếng Anh. Nhưng chúng ta lại cần hiểu một vài khía cạnh cơ bản liên quan đến ngữ pháp, cách hình thành một câu đơn giản để có thể nói tiếng Anh trôi chảy và dễ hiểu. Trong bài viết này, mình muốn chia sẻ với bạn đôi điều về ngữ pháp tiếng Anh căn bản để nói tiếng Anh. Hãy cùng tìm hiểu chúng là gì nhé!
Cấu trúc ngữ pháp của một câu tiếng Anh
Chủ ngữ + động từ + tân ngữ + thông tin nền
Subject (chủ ngữ)
Chủ ngữ là chủ thể của hành động trong câu, thường đứng trước động từ (verb). Chủ ngữ thường là một danh từ (noun) hoặc một ngữ danh từ (noun phrase – một nhóm từ kết thúc bằng một danh từ, trong trường hợp này ngữ danh từ không được bắt đầu bằng một giới từ). Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu và quyết định việc chia động từ.
Chú ý rằng mọi câu trong tiếng Anh đều có chủ ngữ
Ví dụ:
- “Don’t move!” = (Bạn) đứng im! (Trong câu mệnh lệnh, chủ ngữ được ngầm hiểu là người nghe (ngôi thứ 2).
- “The book belongs to my sister” = Cuốn sách đó là của chị tôi (chủ ngữ là một danh từ)
- “That new, red car is mine.” = Chiếc xe hơi đỏ mới tinh kia là của tớ đó (chủ ngữ là một cụm danh từ)
Đôi khi câu không có chủ ngữ thật sự, trong trường hợp đó, It hoặc There đóng vai trò chủ ngữ giả.
Ví dụ:
- It is raining now (trời đang mưa).
- There is a book on the table (Có một cuốn sách trên bàn).
- It’s said that that building was destroyed by him (Người ta nói rằng tòa nhà đó bị phá hủy bởi anh ta)
- Verb (động từ):
Động từ là từ chỉ hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ. Mọi câu đều phải có động từ. Nó có thể là một từ đơn hoặc một cụm động từ. Cụm động từ (verb phrase) là một nhóm từ gồm một hoặc nhiều trợ động từ (auxiliary) và một động từ chính.
Ví dụ:
- I hate you. (chỉ hành động)
- The weather is hot. (chỉ trạng thái)
- I have seen the movie million times. (auxiliary: have; main verb: seen)
- I am going to Hanoi this Sunday. (auxiliary: am; main verb: going)
Objective (Tân ngữ)
Tân ngữ là từ hoặc cụm từ đứng sau động từ chỉ hành động (action verb) để chỉ đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ.
Có 2 loại tân ngữ là tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp
- Tân ngữ gián tiếp (indirect object) là tân ngữ chỉ đồ vật hoặc người mà hành động xảy ra đối với (hoặc dành cho) đồ vật hoặc người đó. Tân ngữ gián tiếp có thể đứng sau tân ngữ trực tiếp ngăn cách bởi một giới từ hoặc cũng có thể đứng trước tân ngữ trực tiếp mà không có giới từ. Giới từ thường dùng ở đây là for và to.
- Tân ngữ trực tiếp (direct object) là người hoặc vật đầu tiên nhận tác động của hành động.
Ví dụ:
- I gave Jim the book. –> Jim là tân ngữ gián tiếp, the book là tân ngữ trực tiếp
= I gave the book to Jim.
Tân ngữ có thể là:
- Danh từ (Noun): He likes fiction books.
- Đại từ nhân xưng (Pronoun): I don’t like him.
- Danh động từ (Gerund): I like reading.
- Động từ nguyên thể (Infinitive): I don’t want to cook.
- Cụm từ (Phrase): I don’t know how to do that.
- Mệnh đề (Clause): I will tell you what I want.
Xem thêm
- Những Điều Cần Biết Về Hệ Thống Âm Trong Tiếng Anh
- Luyện Nói Tiếng Anh Giao Tiếp Cùng eJOY
- Một Số Lỗi Phát Âm Tiếng Anh Thường Gặp Và Cách Khắc Phục
Các thành phần cơ bản trong một câu
Danh từ
Danh từ (Noun) là từ để chỉ một người, một vật, một sự việc, một tình trạng hay một cảm xúc.
- Danh từ đếm được: book (sách), tree (cái cây), girl (cô bé),…
- Danh từ không đếm được: happiness (hạnh phúc), peace (bình yên), water (nước),…
Chức năng của danh từ:
- Làm chủ ngữ: Her children are very naughty (Những đứa con của cô ấy rất nghịch ngợm).
- Làm tân ngữ trực tiếp: She likes reading books (Cô ấy thích đọc sách).
- Làm tân ngữ gián tiếp: He gave me a pen (Cậu ấy đã đưa cho tôi một cái bút bi).
- Làm bổ ngữ của chủ ngữ: (đứng sau các động từ “to be” và “become”): My older sister is a teacher (Chị gái tôi là một giáo viên).
- Làm bổ ngữ cho tân ngữ: They consider her a teacher (Mọi người nghĩ cô ấy là một giáo viên).
Động từ
Động từ là từ dùng để diễn tả hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ.
Ví dụ:
- She read the book. – “Cô ấy” thực hiện hành động đọc quyển sách. Quyển sách là đối tượng nhận tác động của hành động (object of the verb).
- The sky is blue. – is ở đây không thể hiện hành động mà thể hiện trạng thái của bầu trời là xanh. “Blue” là tính từ.
Cách phân loại động từ cơ bản
- Động từ chỉ hành động: diễn tả hành động (walk, read, go…) hoặc chỉ sự sở hữu (own, have,…).
- Ví dụ: I go to school by bike
- Động từ liên kết: kết nối chủ ngữ với danh từ/ cụm danh từ hoặc tính từ miêu tả chủ ngữ (seem, look, feel, sound, become và động từ tobe – am, I, are, was, were)
- Ví dụ: You look beautiful in that dress
- Động từ khuyết thiếu: can, could, may, might, would, will, must, need,…
- Ví dụ: I couldn’t sleep last night
- Trợ động từ: Trợ động từ (auxiliary verbs) là các các từ được theo sau bởi một động từ khác để tạo thành một câu hỏi, câu phủ định, hoặc thể bị động, bao gồm động từ to be, động từ khuyết thiếu, và do, have
- Ví dụ: I have been living here for 3 months
Đại từ
Đại từ là từ thay thế cho danh từ, tránh sự lặp lại danh từ.
Phân loại đại từ
- Đại từ nhân xưng
- I, he, she, we, they có thể là chủ ngữ của động từ: I have lived here for 3 months.
- Me, him, her, us, them có thể là tân ngữ trực tiếp của động từ: I saw her at the supermarket yesterday.
- Me, him, her, us, them có thể là tân ngữ gián tiếp của động từ: She gave me a book.
- Me, him, her, us, them có thể là tân ngữ của giới từ: I couldn’t do it without him.
- Đại từ sở hữu
- Gồm: mine, yours, hers, his, ours, yours, theirs, its
- Đại từ sở hữu = tính từ sở hữu + danh từ
- Ví dụ: This is my book = This book is mine.
- Đại từ phản thân
- Gồm: myself, yourself, himself, herself, itself, ourselves, yourselves, themselves
- Chú ý: ourselves, yourselves, themselves là hình thức số nhiều.
- Chức năng:
- Làm tân ngữ của động từ (cụm động từ) khi chủ ngữ và tân ngữ là cùng một người: Everybody loves themselves; Take care of yourself
- Được sử dụng như các đại từ nhấn mạnh danh từ hoặc đại từ: She herself opened the door.
- Được sử dụng như các tân ngữ sau giới từ: I did it by myself.
- Đại từ quan hệ
- Gồm: who, whom, which, that, whose,…
- Chức năng:
- Who, that, which làm chủ ngữ: The girl that is talking is my old friend.
- Làm tân ngữ của động từ: The girl whom I was talking with is my old friend.
- Theo sau giới từ: The girl with whom I was talking is my old friend
- Hình thức sở hữu (whose + danh từ): This is my brother whose wife is my close friend.
- Đại từ chỉ định
- Gồm: this, that, these, those…
- Ví dụ:
- This is my seat
- I still remember that night
- Đại từ nghi vấn
- Gồm: who, whom, whose, what, which
- Chức năng:
- Chủ ngữ: Who is singing?
- Tân ngữ: What kind of book do you like reading?
- Đại từ bất định
- Nhóm kết hợp với some: something, someone, somebody.
- Nhóm kết hợp với any: anything, anyone, anybody.
- Nhóm kết hợp với every: everything, everyone, everybody.
- Nhóm kết hợp với no: nothing, no one, nobody.
- Nhóm độc lập gồm các từ: all, one, none, other, another, much, less, (a) few, (a) little, enough, each, either, neither.
Tính từ
Tính từ là từ bổ trợ cho danh từ hoặc đại từ, nó giúp miêu tả các đặc tính của sự vật, hiện tượng mà danh từ đó đại diện.
- Các loại tính từ
- Tính từ chỉ miêu tả: nice, good, blue, yellow, tall, short,…
- Tính từ chỉ mức độ: very, quite, rather, so,…
- Tính từ sở hữu: my, her, his, their, our,…
- Tính từ chỉ số đếm: one, two, three… (hoặc số thứ tự: first, second,…)
- Vị trí của tính từ
- Trước danh từ: It is a beautiful life.
- Sau động từ: He seems nice.
- Sau danh từ: There is nothing fun here.
- Tính từ được dùng như danh từ: He gave money to the poor.
- Video
Trạng từ
Trạng từ là từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, một trạng từ khác hay cho cả câu.
- Vị trí phổ biến của trạng từ:
- Trạng từ thường đứng sau động từ.
- Ví dụ: The children are playing happily.
- Đối với tính từ, trạng từ thường đứng trước tính từ bởi trạng từ bổ sung ý nghĩa cho tính từ.
- Ví dụ: These flowers are amazingly beautiful.
- Trạng từ đứng cuối câu.
- Ví dụ: The doctor told me to breathe in slowly.
- Trạng từ thường đứng sau động từ.
- Những loại trạng từ thường gặp:
- Trạng từ chỉ tần suất: always, usually, often, never,…. Ví dụ: I always read books before bed
- Trạng từ chỉ nơi chốn: here, there, everywhere, somewhere, above, below,… Ví dụ: Please put the box here.
- Trạng từ chỉ thời gian: now, today, yesterday,… Ví dụ: I’m going shopping tomorrow.
- Trạng từ chỉ cách thức: well, beautifully, quickly, fast,…Ví dụ: He ran quickly
- Trạng từ chỉ mức độ: completely, exactly,…Ví dụ: It’s exactly what I meant to say.
Giới từ
Giới từ (Preposition) là từ loại chỉ sự liên quan giữa các từ loại trong cụm từ, trong câu. Những từ thường đi sau giới từ là tân ngữ (Object), Verb + ing, Cụm danh từ …
- Phân loại:
- giới từ chỉ nơi chốn. Ví dụ: I met my friend at the supermarket
- giới từ chỉ thời gian. Ví dụ: I often go to the market on Mondays.
- giới từ chỉ chuyển động. Ví dụ: She walked along the river.
- Và một số loại khác như giới từ chỉ mục đích (in order to, so as to,…), giới từ chỉ nguyên nhân (for, because of,…), giới từ chỉ tác nhân, phương tiện (by,..)
Trong tiếng Anh, các giới từ không có một quy luật nhất định, một giới từ khi đi với từ loại khác nhau sẽ có nghĩa khác nhau. Vậy nên, để tìm hiểu thêm về cách sử dụng giới từ sao cho đúng, bạn có thể xem video này.
Luyện tập luôn là cách hiệu quả nhất nếu bạn muốn sử dụng thành thạo các loại giới từ khác nhau. Bạn hãy vào phần Movie Training của eJOY GO, mục Movie Exercises và làm dạng bài tập Chọn giới từ để làm chủ các giới từ trong tiếng Anh nhé!
Học giới từ qua phim với eJOY GO
Các thì cơ bản để nói tiếng Anh trôi chảy
Thì hiện tại đơn
- Diễn đạt một hành động mang tính thường xuyên (regular action), theo thói quen (habitual action) hoặc hành động lặp đi lặp lại có tính quy luật, hoặc diễn tả chân lý sự thật hiển nhiên.
- Cấu trúc:
- Khẳng định: S + V/ to be + O. Ví dụ: I’m a teacher
- Phủ định: S + do/ does + not + V(o) + O hoặc S + to be + not + O. Ví dụ: She isn’t my friend.
- Nghi vấn:
- Yes/ No question: Do/ does + S + V(o) + O? hoặc To be + S + O? Ví dụ: Does she know you?
- WH question: WH-question + do/does + S + V(o) + O? hoặc WH-question + to be + S + O? Ví dụ: What do you do?
- Lưu ý: Khi chia động từ ở thì này, đối với ngôi thứ nhất (I, We), thứ hai (you) và thứ 3 số nhiều (they) động từ không phải chia, sử dụng động từ nguyên thể không có “to” như ở ví dụ nêu trên. Đối với ngôi thứ 3 số ít (he, she, it), phải có “s/es” ở sau động từ và âm đó phải được đọc lên. Ví dụ: He goes to school by bike, I likes reading,..
Thì hiện tại tiếp diễn
- Thì hiện tại tiếp diễn được dùng để diễn tả những sự việc xảy ra ngay lúc chúng ta nói hay xung quanh thời điểm nói, và hành động chưa chấm dứt (còn tiếp tục diễn ra).
- Cấu trúc:
- Khẳng định: S + to be (am, are, is) + V-ing + O. Ví dụ: I’m watching TV.
- Phủ định: S + to be (am, are, is) + not + V-ing + O. Ví dụ: I’m not watching TV now.
- Nghi vấn:
- Yes/No question: To be (am, is, are) + S + V-ing + O? Ví dụ: Is she watching TV?
- WH-question: WH-question + to be (am, is, are) + S + V-ing + O? Ví dụ: What are you doing?
Thì quá khứ đơn
- Diễn tả hành động sự vật đã xảy ra trong quá khứ hoặc vừa mới kết thúc.
- Cấu trúc:
- Khẳng định: S +V(qk)/ to be (was/were) + O. Ví dụ: I was here yesterday.
- Phủ định: S + did + not + V(o) + O hoặc S + to be (was/ were) + not + O. Ví dụ: I wasn’t here yesterday.
- Nghi vấn:
- Yes/No question: Did + S + V(o) + O? hoặc To be (was/ were) + S + O? Ví dụ: Were you here yesterday?
- WH-question: WH-question + did + V(o) + O? hoặc WH-question + to be (was/were) + S + O? Ví dụ: Why were you here yesterday?
Thì tương lai đơn
- Diễn tả một hành động sẽ xảy ra sau khi nói hoặc tại một thời điểm trong tương lai.
- Cấu trúc:
- Khẳng định: S + will + V(o)/ Be + O. Ví dụ: I will go to the market next week
- Phủ định: S + will + not + V(o)/ Be + O. Ví dụ: I won’t go to the market next week.
- Nghi vấn:
- Yes/No question: Will + S + V(o)/Be + O? Ví dụ: Will you be my girlfriend?
- WH-question: WH-question + will + S + V(o)/Be + O? Ví dụ: Who will you meet tomorrow?
Thì tương lai gần
- Diễn tả một kế hoạch, dự định cụ thể có tính toán trong tương lai không xa.
- Cấu trúc:
- Khẳng định: S + to be (am, are, is) + going to + V(o). Ví dụ: I’m going to visit my grandma tomorrow.
- Phủ định: S +to be (am, are, is) + not + going to + V(o). Ví dụ: I’m not going to sing that song.
- Nghi vấn:
- Yes/No question: To be (am, are, is) + S + going to + V(o). Ví dụ: Aren’t you going to visit your parents?
- WH-question: WH-question + to be (am, are, is) + S + going to + V(o). Ví dụ: What are you going to do this weekend?
Cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả để nói trôi chảy
- Xem video, phim và lưu lại những cấu trúc hay: Mình nghĩ, cách hiệu quả nhất để học ngữ pháp không bị nhàm chán là xem thật nhiều video và để ngữ pháp tự ngấm vào đầu mình thay vì nhồi nhét quá nhiều bài tập lấy từ mấy cuốn sách ngữ pháp toàn chữ. Bạn cứ xem những bộ phim hay video mà mình yêu thích, rồi khi gặp được những cấu trúc câu mới lạ, hay ho thì lưu lại. Nhớ tải eJOY eXtension về và sử dụng nó để tra nghĩa từ, lưu cấu trúc câu khi xem phim, video nha!
Tải eJOY eXtension miễn phí ở đây
- Luyện viết và nói với những cấu trúc mới học: Hãy ôn lại những cấu trúc câu mới học bằng cách tận dụng tính năng Movie Exercise trên eJOY GO. Những bài tập tương tác qua video đó sẽ giúp bạn học cách hình thành câu, học giới từ, và các cấu trúc ngữ pháp hữu ích. Nói là bài tập nhưng chúng giống như những trò chơi mang tính giáo dục, để chúng ta vừa học tiếng Anh vừa kết hợp thư giãn, giải trí. Sau khi học các cấu trúc mới rồi thì hãy tự đặt câu với cấu trúc đó và luyện nói với Game Speak trên eJOY để làm chủ chúng nhé.
Bài tập thực hành
Xem video dưới đây và chọn những từ thích hợp để điền vào phần lời thoại còn thiếu (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, giới từ, trạng từ).
“When I ____ a kid, my parents ______ tell me, “You can make a mess, but you have to clean _____ after yourself.” So freedom came ______ responsibility. But my ______ would take me to all _____ _______ places, where ______ was possible. So I grew ______ in a bubble of innocence — or a bubble of _______ , I should say, because adults ______ lie _____ us to protect us from the ugly truth. And growing up, I found out that adults make a mess, and they’re not very _____ _____ cleaning up after _____. Fast forward, I am an adult ______ , and I teach citizen science and _____ at the Hong Kong Harbour School. And it doesn’t take ______ long before ____ students walk _____ a beach and _____ upon piles of trash. So as good citizens, we clean up the _____ — and no, he is not drinking alcohol, and if he is, I did not give it _____ him…”
Trong đoạn video dưới đây, có bao nhiêu thì tiếng Anh được người nói sử dụng? Đó là những thì nào?
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu về một số phần ngữ pháp cơ bản giúp nói tiếng Anh trôi chảy và chính xác hơn. Hãy luyện tập và đừng quên chia sẻ trải nghiệm học tiếng Anh của bạn với eJOY nhé!