Sở thích có quan trọng tới mức cần biết cách để hỏi và nói về nó bằng tiếng Anh hay không? Câu trả lời là có. Vì những việc mà bạn yêu thích, ham mê sẽ định hình cá tính, trình độ và thậm chí giúp bạn mở rộng “network” của mình. Có thể bạn không để ý, việc hỏi đáp về sở thích diễn ra với bạn rất thường xuyên. Đơn cử như trong những cuộc trò chuyện, chat với người quen, bạn vẫn thường được hỏi những câu như “Cậu thích gì?” và đồng thời chia sẻ những sở thích rất giản đơn của mình như “Tớ thích đi xem phim ở rạp”, “Tớ thích chơi game”, “Tớ thích đi dạo”,… Hay ở những ngữ cảnh trang trọng như viết thư xin học bổng, thi IELTS Speaking, cover letter, phỏng vấn xin việc, việc được hỏi và giới thiệu về sở thích cá nhân bằng tiếng Anh lại càng không thể thiếu.

Vậy làm thế nào để hỏi và nói về sở thích bằng tiếng Anh? Liệu có đơn giản là thích gì nói đấy hay không? “Sở thích định hình con người bạn” chỉ là điều kiện cần, biết cách hỏi và nói về sở thích như thế nào mới là điều kiện đủ. Vì vậy, mình viết blog này để chia sẻ với các bạn các cách hỏi và nói về sở thích bằng tiếng Anh đa dạng theo ngữ cảnh, đối tượng giúp bạn nắm bắt các mẫu câu hỏi đáp để thể hiện bản thân một cách ấn tượng nhất.

Học tiếng Anh cùng eJOY


Xem thêm


Tips giúp bạn luyện nói tiếng Anh hiệu quả

Trước khi đi tới nội dung chính của blog, mình muốn cung cấp một số mẹo luyện nói nhỏ để các bạn có thể đọc “chú” blog của mình một cách trơn tru nhất.

1 Nắm được nguyên tắc để nói tiếng Anh chuẩn

Nói có ngữ điệu

Ngữ điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong câu. Nói có ngữ điệu giúp cách nói của bạn tự nhiên, truyền cảm hơn. Ở phần đưa ra các mẫu câu hỏi và trả lời về sở thích, mình có dùng các chiều mũi tên lên (chỉ ngữ điệu lên), mũi tên xuống (chỉ ngữ điệu xuống), và mũi tên ngang bằng (chỉ ngữ điệu bằng).

Nhấn trọng âm khi nói

Bên cạnh ngữ điệu, nhấn trọng âm khi nói cũng giúp cách nói của bạn có giai điệu và nhấn mạnh vào nội dung chính mà bạn muốn truyền đạt.

Trọng âm có hai loại : trọng âm từ và trọng âm câu. Trọng âm từ, như các bạn đã biết, có rất nhiều quy tắc đánh trọng âm phức tạp, chưa kể đến những từ “bất quy tắc”, tuy nhiên, mình lưu ý các bạn nên quan tâm trọng âm câu hơn, vì trọng âm từ khi vào trong câu cũng có thể thay đổi.

Ta thường nhấn trọng âm vào những từ thuộc về mặt nội dung (động từ, tính từ, danh từ,…), không nhấn trọng âm vào những từ thuộc về mặt cấu trúc (mạo từ, giới từ, trợ động từ,…). Những từ được nhấn trọng âm thì thường phát âm to hơn và chậm hơn những từ còn lại. Trong blog này, những từ mình in đậm là những từ được nhấn trọng âm trong câu. Bạn sẽ thấy ở ví dụ minh họa ở phần mẫu câu bên dưới.

2 Học từ tình huống giao tiếp thực tế

Tình huống giao tiếp thực tế ở đây không nhất thiết là bạn luôn phải nói chuyện cùng với người bản ngữ. Với những bạn không có điều kiện, các bạn vẫn có thể tự học nói tại nhà qua những tình huống rất sinh động bằng việc xem các video bằng tiếng Anh. Một “kho tàng” videos bằng tiếng Anh với đủ các chủ đề và có sẵn caption bạn có thể tham khảo đó là trang web eJOY . Tại đây, bạn có thể:

Tìm kiếm các video chứa từ/ cụm từ/ câu mà bạn muốn học một cách dễ dàng với tính năng mới Word Hunt. Với một thao tác đơn giản là nhập từ/ cụm từ/ câu vào thanh tìm kiếm và click “Say it”, các kết quả sẽ kiện ra ngay tức thì:

Học từ mới qua video dễ dàng với Word Hunt

Qua việc xem video, bạn sẽ học được cách người bản ngữ phát âm chuẩn ra sao, nối âm, ngữ điệu thế nào, đồng thời giúp việc học của bạn trở nên giải trí, sinh động hơn.

Học từ mới nhanh khi xem videos với eJOY eXtension.

Cài đặt eJOY eXtension miễn phí ngay!

Tính năng này cho phép bạn tra nhanh từ mới chỉ bằng việc click vào từ, hoặc bôi đen câu/ cụm từ ở bất cứ website nào.

Tra từ nhanh với eJOY eXtesion

3 Đừng ngại nói

Hãy luôn nhớ trong đầu rằng thành công là cả một quá trình. Muốn thành công thì trước hết, bạn phải dám làm trước đã. Đừng vì phát âm chưa chuẩn mà ngại nói. Hãy cứ nói, nếu quá ngại khi nói trước một ai thì hãy bắt đầu bằng việc đứng trước gương và nói với chính mình. Quan trọng là bạn phải bắt đầu nói, thì mới biết bản thân còn yếu ở đâu để có thể khắc phục.

Các mẫu câu hỏi về sở thích bằng tiếng Anh

Cùng mang bản chất là hỏi về sở thích, nhưng trong những ngữ cảnh khác nhau, người ta sẽ dùng các cách hỏi khác nhau để phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Nắm bắt được các mẫu câu hỏi sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong việc lựa chọn câu trả lời.

Các mẫu câu dùng trong giao tiếp xã giao

1 What are you interested in/ fond of/ keen on?

What are you interested in/ fond of/ keen on? : Bạn thích gì?

Cả ba tính từ interested/ fond/ keen đều dùng để chỉ sở thích. Tuy nhiên ở đây có sự khác biệt về mức độ, cụ thể, fond keen có nghĩa là rất yêu thích, còn interested chỉ dừng lại ở mức muốn quan tâm, tức là “thích nhẹ” mà thôi.

Một lưu ý nhỏ cho bạn đó là ba tính từ này đi với 3 giới từ khác nhau : interested in, fond of, keen on. Khi sử dụng bạn nên chú ý để tránh nhầm lẫn.

Hãy thử cách phát âm theo hướng dẫn phiên âm và ngữ điệu cho mẫu câu bạn nhé:

  • What are you interested in?

Với các câu hỏi dùng từ để hỏi, ngữ điệu thường xuống ở cuối câu. Các bạn chú ý những phần in đậm là phần được nhấn trọng âm, cần đọc chậm và rõ. Những từ không được nhấn trọng âm câu như từ “are”, thông thường từ này được phiên âm là /ɑːr/ (strong stress – trọng âm mạnh), tuy nhiên khi đặt trong câu, vì không được nhấn trọng âm nên “are” được đọc rất nhẹ /ɚ(weak stress – trọng âm yếu) và gần như bị “nuốt” luôn. Từ “you” cũng tương tự, thông thường là // (strong stress), nhưng khi không được nhấn trọng âm sẽ đọc là // (weak stress).

Nếu muốn nói tự nhiên hơn, bạn có thể nối âm. Ví dụ: “What are” bạn có thể phát âm là /wɑːtɚ/, âm cuối /t/ được nối luôn vào âm /ɚ/; hay “interested in” bạn có thể đọc là /ˈɪn.trɪs.tɪdɪn/.

Hãy làm tương tự với hai mẫu câu dưới nhé.

  • What are you keen on?

  • What are you fond of?

Sau khi tự luyện, hãy tham khảo video dưới đây để học cách người bản ngữ nói chuẩn thế nào bạn nhé:

2 What are your hobbies/ interests?

What are your hobbies/ interests? : Sở thích của bạn là gì?

Hobby và Interest đều có nghĩa là sở thích, bạn có thể dùng một trong hai từ để thay thế cho nhau.

Trong câu hỏi ta có thể dùng hobby/ interest ở số nhiều hay số ít tùy ý, điều này không ảnh hưởng.

  • What are your hobbies?

Từ “your” thông thường được phiên âm là /jɔːr/, nhưng khi đặt vào câu, từ này không được đánh trọng âm do không phải là content word (từ chỉ nội dung), nên được phát âm là //.

  • What are your interests?

Xem hai video dưới đây để học cách người bản ngữ phát âm mẫu câu hỏi : “What are your hobbies/ interests?” bạn nhé:

3 Do you have any hobbies/ interests?

Do you have any hobbies/ interests? : Bạn có sở thích nào không?

Câu này khá giống với mẫu câu 2, chỉ là thay đổi cách hỏi.

  • Do you have any hobbies?

Từ “have” trong câu này không được nhấn trọng âm nên được phát âm là /həv/ (weak stress), nếu mang trọng âm, “have” sẽ được phát âm là /hæv/ (strong stress).

Bạn có thể nối âm khi đọc “have any” để nói nhanh hơn và tự nhiên hơn. Thay vì đọc tách riêng từng từ : /həv ˈen.i/, bạn có thể đọc là /həvˈen.i/.

  • Do you have any interests?

Nếu việc phát âm theo phiên âm khiến bạn không quen, bạn có thể xem video dưới đây để nghe cách người bản ngữ nói:

4 What do you do for fun?

What do you do for fun? : Bạn làm gì để có niềm vui thích?

Khác với 3 mẫu câu trước, mẫu câu số 4 này không hỏi bằng việc dùng trực tiếp các từ chỉ sở thích. Tuy nhiên, bản chất câu hỏi này vẫn là hỏi về sở thích của bạn. Chỉ khi làm điều bạn thích, bạn mới có được niềm vui, điều bạn thích ở đây chính là sở thích của bạn.

Cùng xem anh chàng trong video dưới đây phát âm chuẩn “What do you do for fun?” nhé:

5 What sort of activity do you do in your free/ spare/ leisure time?

What sort of activity do you do in your free/ spare/ leisure time? : Bạn làm gì trong lúc rảnh rỗi?

Free time/ Spare time/ Leisure time đều có nghĩa là thời gian rảnh. Tuy nhiên, spare timeleisure time thường được dùng trong Anh Mỹ.

Câu hỏi này cũng không đề cập trực tiếp tới sở thích. Nhưng vì sở thích là những việc mà bạn muốn dành thật nhiều thời gian để thực hiện nên câu hỏi “What sort of activity do you do in your free/ spare/ leisure time? (Bạn làm gì trong lúc rảnh rỗi?)” thực chất chính là hỏi về sở thích của bạn. Khi bạn có nhiều thời gian, bạn chắc chắn sẽ dành thời gian ấy để làm điều mình thích.

Học cách phát âm qua phiên âm mẫu dưới đây nhé:

  • What sort of activity do you do in your spare time?

  • What sort of activity do you do in your leisure time?

  • What sort of activity do you do in your free time?

6 How do you spend your free/ spare/ leisure time?

How do you spend your free/ spare/ leisure time? : Bạn dành thời gian rảnh của mình như thế nào?

Đây là một cách hỏi khác của mẫu câu số 5, về mặt ý nghĩa, câu hỏi này vẫn hỏi về sở thích của bạn.

  • How do you spend your spare time?

  • How do you spend your leisure time?

  • How do you spend your free time?

Hai người trong video dưới đây cũng tìm hiểu về sở thích của nhau với câu hỏi “How do you spend your free time?”:

Một số mẫu câu dùng trong giao tiếp trang trọng

Đôi khi ở các ngữ cảnh trang trọng, học thuật, bạn sẽ gặp những câu hỏi “khó hiểu, trừu tượng” hơn hẳn các mẫu câu thông dụng ở trên, hoặc chính bạn cũng nên là người hỏi những câu hỏi “academic” (học thuật) ấy để phù hợp với đối tượng giao tiếp của bạn, ví dụ như khi đi thi IELTS Speaking, các cuộc hội thảo,… Vì vậy nên hãy trang bị cho bản thân một số mẫu câu “xịn xò” một chút để “phòng khi” nhé!

1 Do you have strong inclination towards anything?

Do you have strong inclination towards anything? : Bạn có thiên hướng ưu ái về việc gì không?

Nghĩa tiếng Việt của câu hỏi này nghe hơi khó hiểu vì từ “inclination”, bạn có thể tham khảo nhanh nghĩa tiếng Anh của từ “inclination” với eJOY eXtension nhé:

Bôi đen “inclination” để check nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt của từ

Inclination đi với giới từ “towards” (bạn có thể dùng “to” nếu muốn, vì “towards” chỉ là cách viết học thuật của to mà thôi). Inclination được đánh giá ở mức độ C2 (Professional – chuyên nghiệp), hãy lưu lại từ này vào sổ từ để có thể dùng trong các bài viết học thuật nhé.    

2 What are you passionate about?

What are you passionate about? : Bạn có thiết tha với việc gì không?

Video có câu hỏi “What are you passionate about?” cho bạn tham khảo:

3 Do you have anything to engrossed in?

Do you have anything to engrossed in? : Bạn có say mê/ miệt mài với việc gì không?

Tính từ “engrossed” được đánh giá ở mức độ C2. Có một tính từ khác có thể dùng thay thế engrossed, đó là absorbed (+in), tuy nhiên absorbed không “cao cấp” bằng.

Cách trả lời khi được hỏi về sở thích

Thay vì dùng lại những từ chỉ sở thích đã có ở trong câu hỏi, bạn hãy nghĩ đến việc dùng các từ đồng nghĩa để tránh lặp, điều này sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng phần nào với người đối diện.

Giới thiệu khái quát về sở thích của bạn

Các mẫu câu informal (không trang trọng)

1 A liking for

Danh từ “liking” có nghĩa là “việc thích một cái gì đó”. Đi với liking thường là các động từ “have (có)/ establish (thiết lập)”, sau liking có thể là N (danh từ) hoặc V-ing.

Ví dụ:

  • I have a liking for action movies. (Tôi có niềm yêu thích với phim hành động)

/  hæv  ə ˈlaɪ.kɪŋ  fər ˈæk.ʃən  ˌmuː.viz/

  • I established a liking for music when I was 6. (Tôi thiết lập một niềm yêu thích với âm nhạc khi tôi 6 tuổi)

/ ɪˈsb.lɪʃt  ə ˈlaɪ.kɪŋ  fər ˈmjuː.zɪk  wen aɪ  wəz sɪks/

Để hình dung rõ hơn về mẫu câu, bạn hãy xem video dưới đây:

2 I am a glutton for N

“I am a glutton for N” có nghĩa là rất thích cái gì đó.

Ví dụ, nếu bạn thích khoa học, bạn có thể nói : “I am a glutton for science.” /əm ə ˈɡlʌt̬.ən  fər bʊks/

Trong video dưới đây, người ta nói : “If you are a glutton for punishment, you could totally…” (Nếu bạn ưa thích bạo lực, bạn chắc hẳn sẽ…)

3 I am (really) into …

Be (really) into something” đồng nghĩa với “be interested in something” (thích cái gì đó). Bạn có thể dùng really into nếu muốn để nhấn mạnh mức độ thích của bạn.

Ví dụ về mẫu câu:

  • I am into classical music. (Tôi thích nhạc cổ điển)

/əm ˈɪn.tuː ˈklæs·ɪ·kəl ˈmju·zɪk/

  • She is really into swimming. (Cô ấy thực sự thích bơi)

/ʃiː  ɪz  ˈriː.ə.li  ˈɪn.tuː  swɪmɪŋ/

Trong video dưới đây, người nói cũng sử dụng cấu trúc “be really into something” nhưng ở dạng phủ định:

4 I am a fan of …

Không chỉ là “fan” của thần tượng, bạn cũng có thể là fan của một thứ gì đó. Nếu bạn muốn nhấn mạnh độ “hâm mộ” của mình với thứ gì, bạn có thể thêm tính từ trước “fan” như “big (lớn)/ real (thực thụ)”. Ví dụ:

  • I am a big fan of pancake. (tôi là “fan” bự của bánh pancake.)

/aɪ  əm  ə  bɪɡ  fæn  əv  ˈpæn.keɪk/

  • I am a real fan of football. (Tôi là “fan” thực thụ của bóng đá.)

/aɪ  əm  ə ˈriː.əl  fæn  əv  ˈfʊt.bɑːl/

Như anh chàng trong video dưới đây cũng dùng “I am a big fan of basketball” để diễn tả niềm yêu thích bóng rổ của mình:

5 I am a N buff

I am a N buff có nghĩa “Tôi là người cuồng…”.

Ví dụ:

  • Nếu bạn là một người cuồng máy tính, bạn có thể nói “I am a computer buff

/aɪ  əm  ə  kəmˈpjuː.t̬ɚ  bʌf/

  • Nếu bạn cuồng phim, bạn có thể nói “I am a movie buff” như anh chàng trong video dưới đây:

/aɪ  əm  ə  ˈmuː.vi  bʌf/

Các mẫu câu formal (trang trọng)

1 I have a taste for sth
Cụm “a taste for something” chỉ việc thích một thứ gì đó. Cụm này được đánh giá ở mức độ C2, cực học thuật đấy nhé.

Ví dụ:

  • I have a taste for art. (Tôi có niềm yêu thích với mỹ thuật)

/  hæv  ə teɪst  fər  ɑːrt/

  • He has a taste for cooking. (Anh ấy thích nấu ăn)

/hiː  hæz  ə teɪst  fər ˈkʊk.ɪŋ/

Xem video dưới đây để luyện phát âm tốt hơn bạn nhé:

2 I am a/an … enthusiast

Be a/an … enthusiast” có nghĩa “là một người nhiệt thành, say mê với cái gì”. Trước enthusiast thường là danh từ để miêu tả về sở thích của bạn. Ví dụ:

  • I am a computer-games enthusiast. (Tôi là người say mê các trò chơi máy tính)

/aɪ  əm  ə  kəmˈpjuː.təˌɡeɪmz  ɪnˈθuː.zi.æst/

  • I am a keep-fit enthusiast. (Tôi là người ham mê giữ dáng)

/aɪ  əm  ə  ˌkiːpˈfɪt  ɪnˈθuː.zi.æst

Video về mẫu câu “I am a/an … enthusiast” bạn có thể tham khảo:

3 I have a passion for something

Cụm “a passion for something” được đánh giá ở trình độ C1, có nghĩa là “có niềm đam mê” với cái gì. “Passion” có lẽ đã là một khái niệm cao hơn sở thích đơn thuần, bạn cần lưu ý khi sử dụng nhé.

Trước passion bạn có thể dùng kết hợp với một số tính từ để thể hiện mức độ đam mê của mình. Để tránh việc sử dụng tính từ sai collocation (sự ghép từ), mình cung cấp một số tính từ hay có thể đi kèm với passion cho bạn tham khảo : consuming (mạnh mẽ)/ lifelong (suốt đời)/ abiding (vĩnh cửu).

Xem video dưới đây để học cách phát âm cụm “have a passion for” bạn nhé:

Diễn giải về sở thích của bạn

Thường khi ai đó hỏi về sở thích của bạn, họ mong chờ nhiều hơn câu trả lời đại khái như “I like/ enjoy…”. Nên thường sau câu hỏi về sở thích nói chung, người đối diện sẽ hỏi bạn một số câu hỏi liên quan như trong sơ đồ dưới đây. Sơ đồ này cho bạn những gợi ý khái quát để giới thiệu về sở thích của mình để khỏi bị “cạn lời” khi nói chuyện.

Cách giới thiệu về sở thích của bạn

Trả lời được 4 câu hỏi này, bạn có thể giới thiệu được khá hoàn tất về sở thích của mình rồi đó. Trình tự logic nhất là trả lời lần lượt theo thứ tự: What – Why – When – How. Tuy nhiên điều này không có nghĩa bạn phải “rập khuôn” trả lời như thế nên hãy linh hoạt nhé.

Ví dụ: Bạn đang nói với người đối diện về sở thích đọc sách của bạn.

  • Giới thiệu về sở thích (What): I am a glutton for books. (Tôi rất yêu thích sách)
  • Vì sao bạn thích (Why): I can broaden my knowledge and get myself relaxed while reading book. (Tôi có thể mở mang kiến thức và khiến bản thân cảm thấy thư giãn khi đọc sách.)
  • Bạn thường đọc sách khi nào (When): I read books when I have free time. (Tôi đọc sách khi tôi có thời gian rảnh)
  • Bạn đọc sách như thế nào (How): My ideal space for reading is a quiet outdoor space. I usually sit under a tree, sip a cup of coffee and indulge in my favorite books. (Không gian lí tưởng để đọc sách của tôi là một không gian yên tĩnh ngoài trời. Tôi thường ngồi dưới một gốc cây, nhâm nhi cốc và phê và đắm chìm vào những quyển sách yêu thích.)

Để hình dung rõ hơn, bạn hãy cuộn xuống để xem các đoạn hội thoại minh họa dưới đây nhé.

Một số đoạn hội thoại hỏi đáp về sở thích

Đoạn hội thoại 1

Do you have any hobbies?

/də jə hæv ˈen.i ˈhɑː.biz/

Yes. I have several.

/jes. aɪ hæv ˈsev.ɚ.əl/

Really? Please tell me more about your hobbies?

/ˈriː.ə.li. pliːz tel mi mɔː əˈbaʊt jə ˈhɑː.biz/

Well, I do like to collect things.

/wel. aɪ du laɪk tə kəˈlekt θɪŋz/

Really? What do you like to collect?

/ˈriː.ə.li. wɑːt də jə laɪk tə kəˈlekt/

I like to collect stamps.

/aɪ laɪk tə kəˈlekt stæmps/

Really? Where do you collect stamps from?

/ˈriː.ə.li. wer də jə kəˈlekt stæmps frəm/

I collect stamps from all over the world.

/aɪ kəˈlekt hoʊp ɑːl ˈoʊ.vɚ ðə wɝːld/

Why do you do that?

/waɪ də jə duː ðæt/

Because eventually, I hope to have stamps from every country?

/bɪˈkɑːz ɪˈven.tʃu.ə.li. aɪ hoʊp tə hæv stæmps frəm ˈev.ri ˈkʌn.tri/

Đoạn hội thoại 2

How do you spend your free time?

/haʊ də jə spend jɚ ˌfriː ˈtaɪm/

Most weekends, my husband and I work around the house or do shopping, but we both enjoy tennis.

/moʊst ˈwiːk.endz. maɪ ˈhʌz.bənd ən aɪ wɝːk əˈraʊnd ðə haʊs ər duː ˈʃɑː.pɪŋ bət wi boʊθ ɪnˈdʒɔɪ ˈten.ɪs/

Sometimes we play at the tennis courts by our house.

/ˈsʌm.taɪmz wi pleɪ ət ðə ˈten.ɪs kɔːrts baɪ aʊr haʊs/

Oh, you’re a tennis fan!

/oʊ jɚ ə tennis fæn/

Did you catch the last Wimbledon tournament?

/dɪd juː kætʃ ðə læst ˈwɪm.bəl.dən ˈtɝː.nə.mənt/

No, I didn’t.

/noʊ aɪ ˈdɪd.ənt/

I like playing tennis.

/aɪ laɪk pleɪ.ɪŋ tennis/

I can’t stand watching it on TV.

/aɪ  kænt stænd wɑːtʃɪŋ ɪt ɑːn ˌtiːˈviː/

I understand.

/aɪ ˌʌn.dɚˈstænd/

Bài tập thực hành

Hãy chọn một trong những từ/ cụm từ thích hợp ở trên để điền vào chỗ trống trong cuộc hội thoại giữa A và B về chủ đề sở thích:

A: Do you have any______?

B: Yes, I do. I am a _______ for action movies.

A: Really? Why?

B: I always have strong feeling while watching action movies, from nervous, scared to excited.

A: What is your ____ action movies?

B: I am a big ____ of Marvel action movies, their cinematography are so great.

A: Cool! I think I need to watch their movies.

Mỗi chỗ trống có thể điền nhiều hơn một đáp án. Hãy cân nhắc sự phù hợp về ngữ nghĩa và ngữ pháp của một từ trước khi điền vào chỗ trống sao cho phù hợp nhất bạn nhé. Chúc bạn học vui!