Gây Ấn Tượng Với 20+ Cách Chào Tạm Biệt Hay Nhất Trong Tiếng Anh

Bất kỳ một cuộc trò chuyện nào, dù là trang trọng, lịch thiệp hay thân mật, xã giao, cũng luôn cần có sự mở đầu và kết thúc. Vậy nên để tạo ấn tượng tốt với người đối diện khi giao tiếp, chúng ta cần biết cách nói lời chào hỏi và chào tạm biệt một cách phù hợp.

Trong tiếng Anh, tùy thuộc vào bối cảnh giao tiếp mà chúng ta có rất nhiều cách nói khác nhau để chào tạm biệt. Trong bài viết này, mình muốn chia sẻ với bạn 22+ cách chào tạm biệt hay trong tiếng Anh mà người bản xứ thường sử dụng. Hãy đọc và áp dụng thường xuyên để các cuộc trò chuyện của bạn thêm phần ấn tượng và đặc sắc nhé!

Cách học những câu nói chào tạm biệt trong tiếng Anh hiệu quả

Một trong những cách học những câu nói chào tạm biệt trong tiếng Anh hiệu quả mà mình vẫn thường áp dụng là học cùng eJOY eXtension. Tiện ích này giúp mình học các cụm từ vựng theo ngữ cảnh khi đang xem video hay đọc báo. Nếu bạn chưa có eXtension, có thể cài nó về Chrome của mình và tự trải nghiệm nhé!

Học tiếng Anh cùng eJOY

Cài eJOY eXtension miễn phí.

Các bước gợi ý để học cách chào tạm biệt với eJOY eXtension là:

  • Đọc kỹ bài viết này để biết các cách chào tạm biệt khác nhau. Làm bài tập để hiểu và ghi nhớ chúng
  • Sau khi đọc xong, bạn quay lại và click chuột vào cụm từ/ mẫu câu chào hỏi mà mình chưa biết, một cửa sổ popup của eJOY sẽ hiện ra và cung cấp cho bạn nghĩa tiếng Việt, định nghĩa kèm ví dụ và cách phát âm những cụm từ đó.

Học từ hiệu quả với eJOY eXtension
Tra từ, nghe phát âm và tìm những video có chứa từ vựng cùng eJOY

  • Bấm vào “Say it” để xem tất cả các video của eJOY có xuất hiện cụm từ đang tra.
  • Luyện nói theo ngữ điệu, và bắt chước cách phát âm của người nói.
  • Đối với các video mình có chia sẻ trong bài viết, bạn có thể tra cứu nghĩa của bất kỳ từ vựng/cụm từ/mẫu câu nào bằng cách nhấn đúp chuột (bôi đen) vào những cụm từ đó.
  • Áp dụng những cách chào tạm biệt này thật thường xuyên trong các cuộc hội thoại hằng ngày của bạn.

Cách kết thúc cuộc trò chuyện và chào tạm biệt bằng tiếng Anh

Trong tiếng Việt, với mỗi cuộc trò chuyện, chúng ta thường dùng các câu/ cụm từ chào hỏi, xưng hô khác nhau phụ thuộc vào cấp bậc, vị trí xã hội của người đối diện. Ví dụ như, nếu người đó lớn tuổi hơn thì chúng ta thường sẽ cần dùng kính ngữ – ạ, vâng ạ, …

Còn với tiếng Anh, bạn sẽ không thấy có nhiều khác biệt giữa cách dùng từ ngữ khi trò chuyện với một người lớn tuổi và người nhỏ tuổi hơn. Phần lớn, cách sử dụng ngôn từ của họ chỉ thay đổi dựa vào việc tình huống giao tiếp là xã giao hay trang trọng.

Vậy chúng ta hãy cùng xem xem, riêng phần kết thúc cuộc trò chuyện và chào tạm biệt thì những người bản xứ thường sử dụng những từ/ cụm từ nào trong cả bối cảnh giao tiếp lịch sự và cả xã giao, thân mật.

Cách kết thúc cuộc trò chuyện

Trường hợp trang trọng, lịch sự

It was great/nice/glad/pleased meeting you

Trước khi nói lời tạm biệt thì trong những tình huống giao tiếp lịch sự, chúng ta có thể dùng “It was great/nice/glad/pleased meeting you” để bày tỏ thái độ vui vẻ về cuộc gặp gỡ người đối diện. Cụm từ trên có thể hiểu là “Vui/hân hạnh được gặp anh/chị”


It was great/nice/glad/pleased talking to you

Cũng tương tự như cụm từ phía trên, cả 2 đều nhằm mục đích nói cho người đối diện biết rằng mình cảm thấy vui và rất hân hạnh trong cuộc gặp gỡ. Tuy nhiên cụm từ thứ hai này có ý nhấn mạnh vào việc trò chuyện hơn.

Trong video dưới đây, Forrest gump có nói “It was great talking to you” với bà lão mà anh vô tình gặp và trò chuyện trong lúc chờ xe buýt.

Trường hợp thân mật, xã giao

Nice/ good talking to you

Nếu trong những tình huống trang trọng, chúng ta dùng câu đầy đủ “it’s been nice/ good talking to you”, thì khi trò chuyện suồng sã, thân mật với người mình đã quen biết, chúng ta sẽ lược bỏ đi chủ ngữ và động từ trong câu. Lúc đó câu nói sẽ là “Nice/good talking to you”

Hãy xem đoạn phim The Big Bang Theory dưới và tìm hiểu cô hàng xóm Penny đã nói “good talking to you” với Sheldon trong bối cảnh nào nhé!


I gotta go
Thực ra, “I gotta go” chính là “I need to go”. Cách nói này tương tự như “tôi phải đi đây” trong tiếng Việt về cả ngữ nghĩa và ngữ cảnh. Vì vậy nên cách sử dụng câu nói trên cũng giống như cách bạn vẫn nói “tôi phải đi rồi / tôi phải đi đây” thường ngày.

Nếu có xem series phim Friends, bạn sẽ thấy những nhân vật trong phim dùng câu nói này rất nhiều lần khi phải rời đi.

I gotta run

Bên cạnh “I gotta go” thì “I gotta run” cũng được người bản ngữ (chủ yếu là người Mỹ) dùng thường xuyên, đặc biệt là trong trường hợp bạn phải rời đi khẩn cấp. Bạn  có thể dùng “I need to run” để thay thế cho “I gotta run”.

Trong tiếng Việt, “I gotta run” có thể hiểu là “mình lượn/ phóng đây”

Bộ phim “The Fault in Our Stars” có một phân cảnh nhỏ mà August đã sử dụng “I gotta run” khi nói chuyện qua điện thoại với Hazel. Chúng ta hãy xem, anh chàng dùng câu nói trên như thế nào nhé!

Cách chào tạm biệt trong tiếng Anh

Trường hợp trang trọng, lịch sự

Goodbye

Trong các cuộc hội thoại hằng ngày, người bản xứ thường ít sử dụng từ “Goodbye” vì nó mang tính trịnh trọng, lịch sự và thi thoảng được hiểu như lời tạm biệt dứt khoát (“tôi sẽ không gặp lại bạn nữa”).



Have a good day/ nice day/ good night/ good ______:

Nghĩa là : Chúc một ngày tốt lành/ một đêm ngủ ngon…


Đây là một cách chào phổ biến mà bạn có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau và với nhiều người khác nhau, nhất là những người quen biết bình thường, không thân thiết chẳng hạn như đồng nghiệp, nhân viên bưu điện bạn quen, nhân viên thu ngân ở siêu thị,…. Bạn có thể nói “have a nice day/ week/ vacation/ meeting, ….”

Nó không chỉ là được dùng như lời tạm biệt, mà còn có thể sử dụng như một lời chúc may mắn với người khác.

I look forward to our next meeting

“Tôi rất mong chờ cuộc gặp gỡ tiếp theo của chúng ta”

Cách chào này thường chỉ được sử dụng trong những tình huống cực kỳ trịnh trọng, lịch sự và nghiêm túc. Bạn có thể dùng nó với đối tác làm ăn của mình. Vì khi nói câu này, bạn muốn người kia hiểu rằng dù có nói tạm biệt thì bạn vẫn muốn giữ liên lạc với họ.

Trường hợp xã giao, thân mật

  • Cách chào tạm biệt thông thường

Bye

“Bye” có lẽ là cách chào tạm biệt gần gũi và được sử dụng rộng rãi nhất trong các cuộc hội thoại tiếng Anh. Bạn có thể dùng “bye” với bất kỳ ai, từ những người thân quen như bạn bè, gia đình, đồng nghiệp đến những người vừa mới gặp mặt hay thậm chí khách hàng, đối tác làm ăn.

“Bye” thường được dùng ngay sau những câu kết thúc cuộc trò chuyện mà chúng ta vừa tìm hiểu ở trên.

Nếu chú ý, bạn sẽ thấy các nhân vật ở hầu hết mọi bộ phim đều có dùng từ “bye” một vài lần khi trò chuyện.



Bye for now

“Bye for now” cũng là một cách chào tạm biệt được người bản xứ sử dụng trong các tình huống trò chuyện xã giao, đời thường. Chúng ta dùng “bye for now” khi vừa muốn nói tạm biệt, vừa có ý muốn gặp lại người kia vào một thời điểm khác (“hẹn gặp lại” nhưng không rõ là sẽ gặp lại vào lúc nào).

Anh chàng trong một phân cảnh nhỏ của bộ phim Pan đã nói “bye for now” với ai, bạn có biết?


Bye bye!

Đây là cách chào thường được trẻ con dùng, và được người lớn dùng khi nói tạm biệt với trẻ con. Thi thoảng thì người lớn cũng có nói “bye bye” với nhau nếu đó là mối quan hệ thân thiết, gần gũi hoặc để nghe có vẻ dễ thương hơn.

Nhớ đừng bao giờ nói từ này với đồng nghiệp hay đối tác kinh doanh nhé.

Dưới đây là một cảnh trong series phim Friends, hãy xem Rachel của chúng ta dùng “bye bye” với hoàn cảnh như nào nha.


Take care

Được hiểu là “giữ gìn sức khỏe nhé”, “đi cẩn thận nhé”

“Take care” có thể sử dụng cả trong hoàn cảnh xã giao lẫn trang trọng. Người bản ngữ thường dùng “take care” khi họ không gặp lại ai đó trong một thời gian – ngắn hoặc dài. Ngoài ra, “take care” còn khiến cho người kia có cảm giác chân thật trong câu chào tạm biệt mà họ nghe được nữa đấy.

Trong “The Danish Girl”, Hans Axgil cũng đã dùng “take care” khi chào tạm biệt Einar (Lily Elbe). Bạn hãy xem anh ấy nói lúc nào và ở đâu nhé!


I’m off

“I’m off” có nghĩa giống như “I’m leaving”.

Đây cũng là một cách nói xã giao khi bạn muốn cho người kia biết rằng mình phải rời đi.

Bạn có thể làm câu nói nghe nhẹ nhàng hơn bằng cách chèn thêm các từ khác, ví dụ như “right then, I’m off”,  “anyway, I’m off” hoặc “well, I’m off then”,…

  • Chào có kèm lời hẹn gặp lại

See you

“See you” (gặp lại sau nhé) được dùng trong các trường hợp gần gũi, thân mật khi bạn biết chắc sẽ sớm gặp lại người đối diện. Bạn lưu ý cách phát âm “see you” chúng ta nói giống như “see ya”.


See you around/ I’ll see you then

Cũng như “See you”, hai cách nói này được dùng khi bạn biết chắc mình sẽ sớm gặp lại người kia vào một lúc nào đó.




Catch up with you later

Nghĩa là “hàn huyên với bạn sau”.

Catch up with you later cũng giống như “see you later”, nhưng câu nói này còn được dùng khi bạn trò chuyện qua điện thoại, nhắn tin chứ không nhất thiết phải là gặp mặt.


See you later/ next time

“See you later/ next time” ám chỉ bạn sẽ gặp lại người kia trong tương lai gần hoặc xa (có thể là một vài giờ sau, hoặc vài tuần sau hoặc thậm chí là vài năm sau) nhưng cả hai đều không biết rõ sẽ gặp lại nhau chính xác vào khi nào.

“See you later/ next time” thường được hiểu như một cách chào tạm biệt thông thường như “goodbye” hơn là một lời hẹn gặp lại.

  • Cách chào sử dụng từ lóng

Later, Laters, or Catch you later:


Đây là những lối nói lóng của “see you later”, thường được dùng với những người quen biết từ lâu, thân thiết, và gần gũi. Chúng được sử dụng khá phổ biến bởi những người ở lứa tuổi teen.

Chú ý, trong trường hợp nói chuyện với người mới gặp lần đầu, bạn đừng nên dùng những cụm từ này nhé.

Peace/ peace out

“Peace/ Peace out” được dùng trong bối cảnh đời thường, và khá thịnh hành nhiều năm trước đây (đầu những năm 90). Hiện nay cách chào này có vẻ ít người sử dụng. Bạn sẽ nghe người bản ngữ nói “peace / peace out” để tạm biệt những người bạn gần gũi của họ. Nhưng lưu ý là đừng bao giờ dùng cách chào tạm biệt này trong các mối quan hệ kinh doanh

Bạn có biết tại sao một chàng trai nghiêm túc như Sheldon lại dùng “peace out” trong ngữ cảnh này không?


Ciao

Đây là cách chào có nguồn gốc từ nước Ý. Ngoài dùng để nói tạm biệt thì nó cũng được dùng trong chào hỏi lúc gặp mặt nữa đấy.

“Ciao” là một từ khá suồng sã và thường được dùng trong tình huống giao tiếp thông thường giữa bạn bè và thành viên trong gia đình.

Cách phát âm “ciao” khá giống với từ “chào” trong tiếng Việt của chúng ta với âm “o” ở cuối hơi kéo dài chút.

Xem đoạn phim dưới đây để học cách phát âm từ này nhé!




Smell you later

Cách chào tạm biệt này được bắt đầu sử dụng từ thế kỉ 19, thường khá phổ biến trong giới trẻ. Nghĩa của “smell you later” tương tự như “see you later”. Tuy nhiên cũng giống như “peace out”, hiện nay cách chào tạm biệt này ít được sử dụng hơn.

Một số tình huống chào tạm biệt thú vị

Tình huống lịch sự, nơi công sở

  • Anyway, I’ve got to get back to work. I’m glad that we met. (Tôi phải trở lại làm việc. Rất vui vì chúng ta đã gặp nhau.)
  • Yeah, me too. It was very nice talking to you. Have a good day! (Vâng, tôi cũng vậy. Thật vui khi được nói chuyện với anh. Chúc một ngày tốt lành!)

Tình huống xã giao, thân mật

  • Hey, I gotta go now, good talking to you (Mà này, mình phải đi rồi, nói chuyện với cậu rất vui)
  • OK, no problem. Remember to text me! (Được rồi, không sao đâu. Nhớ nhắn tin cho mình nhé!)
  • Sure! I’ll see you then! (Chắc chắn rồi. Gặp lại cậu sau nha)

Tình huống hài hước, dí dỏm

  • Oh God. I gotta go. The world needs me (Ôi Chúa, tao phải đi rồi. Cả thế giới đang cần tao)
  • Bugger off and don’t come back. (Đi đi và đừng có mà quay lại!)
  • Ciao ciao! (Chào nha, chào nha!)

Chúng ta hãy xem video dưới đây để học kỹ hơn về các cách chào tạm biệt nhé!

Bài tập thực hành

Sau khi học được kha khá cách chào tạm biệt khác nhau rồi, giờ là lúc chúng ta luyện tập để nhớ chúng lâu hơn với một vài bài tập nhẹ nhàng dưới đây nhé. Hãy bắt đầu thôi!

Bài tập 1: Xem video và trả lời câu hỏi

Dưới đây là một cảnh ngắn trong series phim Friends. Bạn hãy xem kỹ và trả lời câu hỏi phía dưới nhé!

FRIENDS – Season 2: Ep. 17 The One Where Eddie Moves


Trong đoạn phim, Eddie, anh bạn cùng phòng mới đã làm món gì cho Chandler?

  1. Juice
  2. Eggs
  3. Eggs with bread in the middle
  4. Fish

Joey đã nhại lại câu nói nào của Eddie?

  1. See you
  2. See you, guys
  3. Bye
  4. See you, pals

Joey gọi Eddie là gì?

  1. Mr. Egg
  2. Mr. “see you, pals”
  3. Eddie
  4. Mr. Johnny New Eggs.

Chandler thích ăn món trứng do ai làm hơn, Joey hay Eddie?

  1. Joey
  2. Eddie
  3. Anh chàng ghét món trứng
  4. Cả hai

Bài tập 2: Chọn đáp án đúng

Cách chào tạm biệt nào có thể dùng trong bối cảnh trang trọng, lịch sự

  1. Peace out
  2. Laters
  3. Take care
  4. See ya

Cách chào tạm biệt nào thường được dùng với trẻ con

  1. Take care
  2. Bye for now
  3. Bye bye
  4. Ciao

Vậy là chúng ta vừa biết thêm nhiều cách chào tạm biệt khác nhau. Bạn hãy nhớ áp dụng chúng khi nói chuyện bằng tiếng Anh nhé. Đừng chỉ lúc nào cũng dùng mỗi “bye” nha!

Từ Vựng Tiếng Anh

More:

Bản tin eJOY(28)
Kiến Thức Nền Tảng(8)
Kỹ Năng Tiếng Anh(45)
Lộ Trình Học(32)
Luyện IELTS(41)
Ngữ Pháp(13)
Phát Âm(12)
Sản phẩm(6)
Tiếng Anh Giao Tiếp(158)
Từ Vựng Tiếng Anh(92)

Nội dung bài viết

    Related posts

    featured
    John DoeJ
    ·July 9, 2020

    Cẩm Nang Luyện Nghe Tiếng Anh Cho Người Mới Bắt Đầu

    featured
    John DoeJ
    ·February 29, 2020

    Học Tiếng Anh Hiệu Quả Với TED Talks Trên Điện Thoại

    featured
    John DoeJ
    ·October 2, 2018

    35+ Phần Mềm Học Tiếng Anh Tốt Nhất Theo Nhu Cầu Học

    featured
    John DoeJ
    ·May 22, 2018

    Cách Luyện Nói Tiếng Anh Với Kỹ Thuật Shadowing