Kỹ năng nghe là một trong những kỹ năng cần thời gian đầu tư lâu dài khi học tiếng Anh. Để cải thiện khả năng nghe của mình, dĩ nhiên là bạn phải luyện nghe thường xuyên. Nhưng luyện nghe tiếng Anh bằng cách nào?
Trong bài viết này, chúng mình muốn giới thiệu tới bạn phương pháp luyện nghe phù hợp với đối tượng người học ở trình độ tiếng Anh Intermediate. Kiên trì luyện nghe với phương pháp này, chúng mình tin bạn sẽ không còn thấy tiếng Anh nhàm chán và khó nhằn nữa.
Nếu là trình độ tiếng Anh của bạn đang yếu, bạn có thể tham khảo Cẩm nang luyện nghe cho người mới bắt đầu nhé.
Đọc thêm:
- Luyện nghe tiếng Anh – Cẩm nang từ A-Z
- 6 Bước Học Để Ngưng Dịch Trong Đầu
- Hướng dẫn luyện nghe tiếng Anh cho IELTS
Phương pháp luyện nghe cho trình độ Intermediate
Qúa trình luyện nghe tiếng Anh trình độ Intermediate sẽ được chia thành 4 giai đoạn chính. Ở hai giai đoạn đầu, bạn sẽ cần tìm hiểu qua về các âm khó và một số hiện tượng phổ biến như nuốt âm, nối âm trong giọng bản xứ.
Mục tiêu của chúng ta là có một cái nhìn sơ bộ về cách người bản ngữ nói trong đời sống và làm quen với những hiện tượng phát âm khác nhau, nhằm giúp việc nghe trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể chỉ cần dành tầm 1 ngày đầu để làm quen với những hiện tượng này.
Giai đoạn 1: Tìm hiểu các âm khó, các từ đa âm tiết
Khi học tiếng Anh, bạn sẽ bắt gặp rào cản ÂM: đó là các âm khó phát âm, dễ phát âm sai, gây khó dễ cho việc luyện nghe tiếng Anh.
VD: âm /dʒ/
Procedure /prəˈsiːdʒər/ | Schedule /ˈskedʒuːl/
Bạn nên lọc ra các âm khó nhất để tập cho nhuần nhuyễn, thành thạo.
Đồng thời bạn nhớ dành thời gian luyện nghe và phát âm các từ đa âm tiết. Bạn có thể dùng eJOY English App để luyện mọi lúc, mọi nơi. eJOY sẽ phân tích chính xác những từ bạn đọc đúng, những từ bạn đọc chưa đúng để cải thiện.
Đọc thêm:
Giai đoạn 2: Tìm hiểu nối âm, lược âm, ngữ điệu
Đối với trình độ Intermediate, bạn cần chú ý tới nối âm, lược âm và ngữ điệu vì người bản ngữ thường xuyên nối âm hoặc nuốt âm khi nói, chứ không phát âm tròn vành rõ chữ như khi đọc từng từ riêng rẽ. Việc chú ý chúng từ giai đoạn này sẽ giúp bạn bớt gặp khó khăn khi nghe những câu phức tạp về sau.
Do đó, để nghe và giao tiếp được, bạn cần biết một số quy tắc nối âm, lược âm và ngữ điệu cơ bản mà người bản xứ thường áp dụng khi nói.
VD: Từ “Interesting” (thú vị) khi phát âm nhanh sẽ nuốt/không phát âm chữ [e] đầu tiên.
Interesting ===> /’ɪntrɪstɪŋ/
Đọc thêm:
Xem khoá học Listening & Pronunciation for Intermediate để biết thêm về các hiện tượng phát âm trong tiếng Anh.
Giai đoạn 3: Xem video/ phim yêu thích
Các bước xem video/ phim cho trình độ Intermediate cũng tương tự như đối với trình độ mới bắt đầu. Bạn cũng sẽ cần thực hiện những hoạt động sau:
Bước 1: Xem video/ phim để hiểu nội dung
Sau khi đã chọn được video yêu thích để luyện tập, bạn hãy tiến hành xem video hay tập phim để nắm được nội dung chính của video/phim. Để hỗ trợ việc hiểu nội dung, bạn có thể sẽ dùng các công cụ tra, dịch từ/ câu eJOY eXtension.
TIP:
Khi tra từ trên máy tính, bạn nên sử dụng nút Context (với eJOY Go hay nút Say It trên tiện ích mở rộng eJOY eXtension). Nút này giúp bạn xem từ trong các ngữ cảnh trích từ hàng chục ngàn video có sẵn trên eJOY.
Đọc thêm: Cách tra từ trên ứng dụng eJOY English
Bước 2: Thực hành nghe chủ động với một đoạn clip ngắn
Việc luyện nghe tiếng Anh chủ động sẽ gồm hai quá trình chủ đạo: nghe chi tiết (bottom up) và nghe hiểu (top down). Hai quá trình luyện nghe “bottom-up” và “top-down” đều có ý nghĩa trong việc cải thiện kỹ năng nghe của người học và cần được thực hành thường xuyên khi luyện nghe.
Dưới đây là các hoạt động mà eJOY gợi ý để hỗ trợ quá trình luyện nghe tiếng Anh chủ động:
(1) Chọn một đoạn clip ngắn từ video hay tập phim bạn vừa xem ở bước 1
Đầu tiên, bạn cần chọn một đoạn ngắn trong video/phim bạn đang xem để tiến hành luyện nghe cho nhuần nhuyễn. Đoạn clip nên ngắn từ 30 giây đến 3 phút và là đoạn bạn yêu thích.
(2) Thực hiện hoạt động luyện nghe sub chậm Delayed Repetition (auto-pause) với đoạn clip đó
“Delayed Repetition” là kỹ thuật luyện nghe mà người học nghe một câu/ cụm từ dài, chờ vài giây rồi nhắc lại (*). Đây chính là phần game Active Listen (nghe sub chậm) trên ứng dụng điện thoại eJOY app và chế độ Auto Pause trên eJOY Go hoặc eJOY eXtension.
Đọc thêm:
- Luyện nghe sub chậm (Auto Pause) khi xem phim trên Netflix
- Hướng dẫn luyện nghe sub chậm (Active Listening)
(3) Thực hiện hoạt động luyện nghe chép chính tả (Dictation) với đoạn clip
Dictation hay Nghe chép chính tả là một phương pháp cực kỳ hiệu quả để luyện nghe tiếng Anh dành cho người học trình độ Intermediate. Hai dạng nghe Dictation phổ biến là Guided Dictation (nghe và hoàn thành câu với gợi ý) và Sentence Dictation (nghe và chép lại câu đầy đủ).
Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy thực hành Guided Dictation trước rồi chuyển sang Sentence Dictation nhé.
- Guided Dictation chính là dạng game quen thuộc của eJOY, cụ thể là phần game Quiz trên eJOY GO và eJOY app với các game như nghe và điền vào chỗ trống, nghe và sắp xếp từ thành câu phụ đề hoàn chỉnh.
- Sentence Dictation là phần game Write trên eJOY Go, eJOY app. Bạn nghe một câu thoại không có phụ đề và chép lại sao cho chính xác.
(4) Luyện nghe và nhại lại từng câu thoại trong đoạn clip:
Hoạt động nghe và nhại lại còn được gọi là Shadowing (hay kỹ thuật cái bóng). Bạn nghe từng câu thoại trong đoạn clip rồi nói lại câu thoại đó, cố gắng bắt chước y hệt ngữ điệu, cách ngắt nghỉ, trọng âm từ sao cho giống nhất có thể.
Hoạt động này chính là phần game Shadow trên eJOY app hay phần game Speak trên eJOY Go đấy.
(5) Luyện nghe và đóng vai nhân vật
Sau khi thực hiện các bước trên, bạn hãy thử đóng vai nhân vật và nói từng câu thoại. Lần này, hãy chú ý tới tốc độ nói của nhân vật và cố gắng nhắc lại rõ ràng và khớp nhất có thể.
Việc bắt chước sẽ giúp bạn nhớ rất nhanh các từ/cụm từ hay cấu trúc câu được sử dụng và học cách nói tự nhiên hơn.
Đọc thêm:
Bước 3: Ôn tập từ vựng với các game
Sau khi hoàn tất quá trình luyện nghe chủ động, bạn hãy chuyển qua ôn tập các từ vựng mà bạn đã lưu lại trong lúc xem video/ phim (ở bước 1).
Bạn có thể chơi game trên eJOY eXtension hay trên eJOY app. Hiện tại, eJOY có các game để ôn tập từ vựng như:
- Flashcard
- Matching (Nối)
- Rearrange the block (Sắp xếp từ thành câu)
- Fill in the blank (Điền vào chỗ trống)
- Listening (Nghe audio phát âm các từ)
- Speaking (Nói)
Đọc thêm:
- Hướng dẫn chơi game ôn tập từ vựng trên ứng dụng eJOY app
- Cách chơi game ôn tập từ vựng trên eJOY eXtension
Bước 4: Thực hành luyện nghe tiếng Anh bị động với đoạn clip
Đừng quên thực hành nghe đi nghe lại đoạn clip thật nhiều lần nhé. Bước nghe bị động với đoạn clip luôn là một bước quan trọng, giúp bạn vừa ôn lại từ vựng, vừa rèn luyện đôi tai của mình. Bạn có thể:
- Xem lại và không nhìn phụ đề
- Nhắc lại lời người nói
- Nghe trong vô thức khi đang làm các công việc hằng ngày như rửa bát, ngồi xe buýt, đi bộ,…
Sau khi đã hoàn tất luyện nghe với đoạn clip đó, bạn có thể chuyển sang luyện tập với các đoạn clip tiếp theo. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn đã có thể nghe, hiểu toàn bộ đoạn clip mà không nhìn phụ đề. Đồng thời, khi nghe clip, bạn có thể nhắc lại chính xác nhất có thể các câu thoại.
Giai đoạn 4: Luyện nghe với Audio Reader
Để có kết quả tốt nhất, bạn cũng nên luyện nghe trình độ Intermediate với Audio. Việc này cũng tương tự như quá trình luyện nghe tiếng Anh chủ động với một tập phim hay video. Sự khác biệt nằm ở chỗ bạn sẽ chỉ nghe mà không phụ thuộc hình ảnh.
Lúc này bạn sẽ không thể “đoán” nội dung qua hình ảnh. Do phải tập trung hơn vào phần âm thanh để nắm bắt nội dung, khả năng nhận diện từ vựng của tai sẽ tăng mạnh.
Cách luyện nghe với audio/podcast
Ngoài cách đơn giản nhất là nghe video nhưng không nhìn, bạn có thể tìm các chương trình audio/podcast chuyên dụng. Các ứng dụng nổi tiếng như Spotify, Tunein hay Google Podcast đều cập nhật vô số kênh podcast và radio trên thế giới.
Điều hạn chế là các podcast và radio của người bản ngữ thường sử dụng nhiều tiếng lóng hoặc nối âm. Ngoài ra, người nói cũng nói với tốc độ thường ngày, vốn khá nhanh với người đang cần luyện nghe tiếng Anh. Chúng cũng ít khi có transcript, đặc biệt với các podcast cá nhân, gây khó khăn nếu người học trình độ Intermediate muốn theo dõi.
Một cách khác là dùng tính năng Audio Reader của tiện ích eJOY eXtension hoặc ứng dụng đọc báo trên điện thoại eJOY Reader. Phần mềm sẽ đọc đoạn bạn chọn với giọng tự nhiên bản xứ, đọc tốc độ tuỳ ý, biến bất cứ văn bản tiếng Anh nào thành một bài nghe tiếng Anh/podcast trong tích tắc.
Đọc thêm:
Cách sử dụng Audio Reader trên eJOY Extension
Dưới đây là một số gợi ý các phim và ca khúc dành cho trình độ Intermediate để bạn bắt đầu hành trình học tiếng Anh thật vui vẻ. ❤️
Phim luyện nghe cho trình độ Intermediate
- How I Met Your Mother (2005 – 2014)
- The Big Bang Theory (2007 – 2019)
- The Boy In Striped Pyjamas (2008)
- The Theory Of Everything (2014)
Xem chi tiết 12 bộ phim tiếng Anh xem là thích, học là mê cho trình độ Intermediate
Bài hát luyện nghe cho trình độ Intermediate
- Bài Hát “Last Christmas”
- 10 Bài Hát EDM Hay Nhất để Học Tiếng Anh
- Bài Hát Perfect Của Ed Sheeran
- Bài hát We Don’t Talk Anymore
Xem thêm các bài hát để học tiếng Anh ở đây
Các khoá luyện nghe và bồi dưỡng kiến thức
- Nature is Speaking
- English Communication
- Global Issues
- Steps to a Successful Startup
- The Gates Notes
- Around the World
- How to be a great leader
- The History of English
- TED Talks
- TED-ed
Các chương trình truyền hình để luyện nghe
- The Ellen DeGeneres Show
- The Tonight Show Starring Jimmy Fallon
- The Oprah Winfrey Show
- Dr.Phil
- The Voice US
- The F Word
Trên đây là Cẩm nang luyện nghe tiếng Anh cho trình độ Intermediate. Nếu đều đặn luyện nghe theo phương pháp này, sau một thời gian khả năng nghe của bạn chắc chắn sẽ tiến bộ. Cùng dành thời gian luyện nghe tiếng Anh với nội dung mà bạn yêu thích luôn nhé.
Luyện nghe tiếng Anh miễn phí với eJOY
Chúc bạn học vui! ❤️
(*) Theo Teaching ESL/EFL Listening and Speaking của Paul Nation* và Jonathan Newton
*Paul Nation là một trong số những nhà giảng dạy ngôn ngữ hàng đầu, chủ yếu là giảng dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, đồng thời còn là một nhà ngôn ngữ học. Ông từng giảng dạy ở Indonesia, Thái Lan, Mỹ, Phần Lan và Nhật Bản. Ông là giáo sư danh dự của Trường Ngôn ngữ học và Nghiên cứu Ứng dụng tại Đại học Victoria của Wellington, New Zealand. (theo wikipedia)